• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

5 điều cấm kị khi ăn gừng cần lưu ý tránh rước bệnh vào cơ thể

17/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong đông y, nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người đã mắc 5 điều cấm kỵ khi ăn gừng cần lưu ý

Trong gừng có chứa các tinh dầu có tính dầu (essential oils) như Gingerol, Zingiberene, Phellandrene, Genarial và Aromatic; ngoài ra, còn có Gingerol, serin, cellulose… Vì thế, gừng trong những ngày thời tiết nóng nhẹ có thể bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn; có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trướng bụng, đau bụng…;Tuy nhiên, lưu ý các điều cấm kỵ khi ăn gừng cần lưu ý sau.

Mục Lục Bài Viết

  • Lạnh và gió lạnh không nên dùng gừng
  • Đừng ăn gừng vào ban đêm
  • Không được dùng cho những người bị trúng nắng
  • Đừng gọt vỏ
  • Gừng mọc mầm không nên ăn

Lạnh và gió lạnh không nên dùng gừng

Lạnh và gió lạnh không nên dùng gừng

Từ góc độ điều trị, nước đường gừng nâu chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác cũng không phù hợp để sử dụng.

Đừng ăn gừng vào ban đêm

Đừng ăn gừng vào ban đêm

Gừng có thể tăng cường và tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn. Ăn một chút gừng vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nhưng vì gừng có tính nóng nên ăn vào ban đêm, sẽ khiến bạn khó chịu và gây thương tích về thể chất, do đó gừng không phù hợp để ăn vào buổi tối và đêm.

Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn; gừng tươi cũng có tác dụng giảm đau đối với những người bị đau dạ dày, nếu viêm dạ dày hay ruột non sinh ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, thiếu axit, cảm giác đói bụng thì lấy 50gr gừng tươi đun nước uống sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên. Gừng tươi còn có thể có tác dụng của các chất kháng khuẩn, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với khuẩn Salmonella.

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

Đừng gọt vỏ

Một số người ăn gừng thường gọt vỏ. Làm như vậy sẽ không phát huy hết tác dụng của gừng. Gừng tươi có thể được cắt nhỏ và cắt lát ra sử dụng sau khi rửa sạch.

Gừng mọc mầm không nên ăn

Gừng mọc mầm không nên ăn

Gừng mọc mầm không còn ăn được, nên đừng vì lãng phí mà giữ lại ăn. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể nhiều hơn giá trị mà gừng mang lại. Để nảy mầm, nó sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng ban đầu được lưu trữ trong gừng, và đôi khi một số củ gừng nảy mầm sẽ tự thối.

Theo Bệnh viên Quận 11, giá trị dinh dưỡng của gừng khi nảy mầm đã giảm đi rất nhiều và gừng thối cũng có thể chứa nhiều chất có hại khác nhau. Hay gừng thối không nên ăn vì gừng thối tạo ra độc tố, có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản trong trường hợp nặng. Do đó, bạn không được ăn gừng thối vì tiếc của, điều này rất nguy hiểm.

Gừng tươi còn có tác dụng diệt được các vị khuẩn bệnh trong khoang miệng và trong ruột, dùng nước gừng tươi ngậm súc miệng để trị hôi miệng, viêm nha chu, hiệu quả rất rõ rệt. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý 5 điều trên khi dùng gừng nhé!

Xem thêm: Lợi ích không ngờ khi kết hợp gừng và mật ong

>>Liều thuốc từ gừng trị cảm lạnh cùng nhiều căn bệnh khác

Nguồn: Bệnh viên Quận 11

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Ăn quá no vào buổi tối sẽ khiến cơ thể mắc phải những căn bệnh sau
Bài viết tiếp theo: Không khí ô nhiễm báo động, tiến sĩ chỉ cách đeo khẩu trang phòng bệnh hiệu quả »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao