• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

8 công dụng chữa bệnh của lá trầu không

18/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Người lớn tuổi rất thích ăn lá trầu không kèm cau và vôi. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, lá trầu không còn có chức năng chữa rất nhiều bệnh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Hanalab nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Chữa bệnh ho
  • Làm thuốc giảm đau
  • Chữa vết bỏng
  • Chữa bệnh đau đầu
  • Chữa bệnh viêm phế quản
  • Trị nấm
  • Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín
  • Chữa bệnh suy nhược thần kinh, mệt mỏi

Chữa bệnh ho

Do lá trầu không chứa nhiều chất kháng sinh nên có thể chữa bệnh ho đặc biệt là những cơn ho kéo dài rất nhanh và làm tan đờm hiệu quả.

Cách làm bài thuốc trừ ho đơn giản như sau: Đun sôi một ít lá trầu không trong nước cùng một vài nụ đinh hương và nhục đậu khấu. Để nguội, uống ngày 2 – 3 lần. Sau 2 ngày bạn sẽ không còn ho nữa.

Lá trầu không trị được bệnh hoLá trầu không trị được bệnh ho

Làm thuốc giảm đau

Trong các trường hợp bạn bị trầy xước da, rách da, phát ban sưng viêm, đau dạ dày, khó tiêu,… thì lá trầu không là một bài thuốc vô cùng hiệu quả.

Đối với vết thương ngoài da, bạn có thể dùng lá trầu không giã nhuyễn, lấy cả phần xác và nước đắp lên bề mặt vết thương. Đối với các vết thương bên trong thì nhai lá trầu trong miệng sau đó uống nước và nhả xác ra ngoài.

lá trầu không còn giảm đau

Chữa vết bỏng

Vết thương bị bỏng do nước sôi hoặc do đụng phải vật dùng nóng (phỏng bô xe), thì nên lấy lá trầu không hơ nóng nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

trị được vết bỏng

Chữa bệnh đau đầu

Do có vị cay nồng, kháng viêm nên lá trầu không có thể chữa bệnh đau đầu trong những ngày thời tiết giao mùa se lạnh. Lấy một ít lá trầu không, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu thì cơn đau đầu sẽ không còn đeo bám bạn.

chữa được đau đầu

Chữa bệnh viêm phế quản

Chính tác dụng chống viêm nhiễm của lá trầu không nên đối với căn bệnh viêm phế quản sẽ không còn là lo ngại nữa. Bạn hãy dùng một ít lá trầu không, giã nhuyễn lấy nước uống, ngày đều đặn 2 – 3 lần. Chúng sẽ làm giảm viêm cho phổi và tan đờm, giảm tình trạng tắt nghẽn ở phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

chữa được bệnh viêm phế quản

Trị nấm

Những vùng da ẩm ướt trên cơ thể sẽ rất dễ bị nấm. Lá trầu không trị nấm rất đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền đấy nhé. Chỉ cần giả nát lá trầu không ra và dùng chúng chà lên vùng da bị nấm. Bảo đảm bạn sẽ không phải lo ngại về căn bệnh khó trị mang tên “nấm dưới da” nữa.

trị nấm dưới datrị nấm dưới da

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Vùng kín của phụ nữ nếu để bị viêm nhiễm thì rất nguy hiểm đấy nhé. Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

trị bệnh vùng kín cho phụ nữ

Chữa bệnh suy nhược thần kinh, mệt mỏi

Công việc, gia đình khiến bạn rất mệt mỏi và căng thẳng. Có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả từ lá trầu không là: Vắt lấy nước cốt lá trầu không và pha cùng 1 – 2 muỗng mật ong uống mỗi ngày.

Lá trầu không không chỉ là món ăn giải trí của người lớn tuổi mà còn là một bài thuốc hay cho tất cả mọi người để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thêm nhiều bí quyết chữa trị các bệnh thường gặp nhé.

Xem thêm: Cách chọn rau mồng tơi không nhiễm hóa chất

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Không lo bị bệnh, mỗi ngày nên ăn một quả táo
Bài viết tiếp theo: Thích ăn nghêu nhưng không phải ai cũng biết lợi ích từ nghêu đối với sức khoẻ »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao