• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Bạn có biết tỏi có thể chữa bệnh phụ khoa?

20/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là một bài thuốc quý có thể hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh. Một trong số đó chính là bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hãy cùng tìm hiểu với Hanalab bạn nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Vì sao củ tỏi có thể chữa bệnh phụ khoa?
  • Cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi
  • Một số công dụng chữa bệnh của tỏi

Vì sao củ tỏi có thể chữa bệnh phụ khoa?

Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh Alixin, một hợp chất Sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chính vì vậy, nếu chị em phụ nữ nào đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể sử dụng củ tỏi để chữa bệnh. Các thành phần trong củ tỏi sẽ tiêu diệt những vi khuẩn, nấm – nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Tỏi có thể chữa bệnh phụ khoa

Cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi

Gần đây, có một mẹo chữa bệnh phụ khoa đang được lan truyền rất phổ biến. Đó là dùng tỏi sống nhét vào âm đạo. Hiệu quả chữa bệnh thì chưa rõ nhưng đã có một số trường hợp bệnh nhân sử dụng cách này đã bị bỏng niêm mạc và khiến tình trạng bệnh càng thêm phức tạp, khó chữa trị. Tỏi rất cay, nóng, đừng sử dụng cách này bạn nhé!

Tỏi rất cay và nóng, nên cẩn thận khi sử dụngTỏi rất cay và nóng, nên cẩn thận khi sử dụng

Vì đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên sử dụng tỏi một cách hợp lý, tìm hiểu kỹ trước khi dùng. Khi được dùng đúng cách tỏi có thể giúp bạn ngăn ngừa và điều trị các bệnh như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

Ăn sống tỏi

Ăn sống tỏi mỗi ngày giúp ngăn và điều trị các bệnh về phụ khoaĂn sống tỏi mỗi ngày giúp ngăn và điều trị các bệnh về phụ khoa

Ăn sống tỏi là phương pháp đơn giản và lành tính nhất để ngăn ngừa và điều trị các bệnh về phụ khoa. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lột vỏ và rửa sạch 1 đến 2 nhánh tỏi, cắt lát và ăn sống sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể ăn thêm một hũ sữa chua không đường để gia tăng hiệu quả của tỏi và tránh việc tỏi quá cay gây đau dạ dày.

Uống nước ép tỏi

Uống nước ép tỏi mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoaUống nước ép tỏi mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Nếu như bạn không thích ăn tỏi thì có thể thay thế bằng nước ép tỏi. Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cách pha nước ép tỏi như sau:

  • Chuẩn bị 3 đến 5 nhánh tỏi tươi đã được lột vỏ và rửa sạch.
  • Giã hoặc xay nhuyễn tỏi.
  • Cho tỏi vào cốc, thêm 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều và uống.

Nước ép tỏi nên được uống mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng có thể pha thêm mật ong để dễ uống hơn và cũng giúp tăng khả năng diệt khuẩn, kháng viêm.

Xông hơi bằng tỏi

Đun sôi hỗn hợp nước cốt tỏi dùng xông hơi mỗi ngàyĐun sôi hỗn hợp nước cốt tỏi dùng xông hơi mỗi ngày

Xông hơi bằng tỏi là một cách chữa bệnh có hiệu quả khá cao được nhiều chị em áp dụng và thành công. Công thức xông hơi bằng tỏi cũng khá đơn giản, bao gồm các bước như sau:

  • Bóc vỏ và rửa sạch 3 củ tỏi tươi.
  • Cắt tỏi thành lát nhỏ, giã hoặc xay nhuyễn tỏi.
  • Chắt lấy nước cốt tỏi.
  • Cho nước cốt tỏi vào nồi, thêm 2 đến 3 lít nước sạch, đun sôi.
  • Đổ hỗn hợp ra chậu, đợi bớt nóng rồi tiến hành xông hơi đến khi nước nguội.
  • Sau khi xông, dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau khô. Nên áp dụng mỗi ngày một lần.

Một số công dụng chữa bệnh của tỏi

Ngoài các bệnh về phụ khoa, tỏi còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Sau đây là một số bệnh mà tỏi có thể chữa được:

Cảm cúm

Có rất nhiều mẹo dân gian dùng tỏi để trị cảm cúm. Một số cách đơn giản có thể kể đến như:

Bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tỏi. Sau đó ăn sống phần tỏi ấy, mỗi 3 đến 4 tiếng ăn một nhánh.

Cho 3 nhánh tỏi đã được làm sạch vào 720ml nước, đun sôi. Thêm 120ml mật ong và 120ml nước cốt chanh, lọc lấy nước uống như nước trà.

Sử dụng 2 đến 3 nhánh tỏi để chế biến thức ăn hằng ngày.

Dùng tỏi để chế biến món ăn giúp ngừa cảm cúmDùng tỏi để chế biến món ăn giúp ngừa cảm cúm

Đầy bụng, khó tiêu

Tỏi là nguyên liệu có tính cay, nóng, có tác dụng rất tốt trong điều trị đầy bụng, khó tiêu, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài các cách thông dụng như ăn sống, dùng chế biến món ăn và ép lấy nước uống, bạn có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong để trị căn bệnh này. Cách làm như sau:

  • Bóc vỏ, rửa sạch khoảng 15g tỏi và để ráo.
  • Cho tỏi vào lọ thủy tinh.
  • Thêm vào lọ 100ml mật ong.
  • Đậy kín nắp và đợi trong 3 tuần.

Tỏi ngâm với mật ong có tác dụng điều trị khó tiêu, đầy bụngTỏi ngâm với mật ong có tác dụng điều trị khó tiêu, đầy bụng

Khi bị đầy bụng, khó tiêu, bạn lấy tỏi ngâm mật ong ra để ăn, mỗi ngày 2 lần. Lượng tỏi cần ăn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Ho, viêm họng

Dùng tỏi để chữa viêm họng chưa được phổ biến lắm, tuy nhiên, hiệu quả lại vô cùng tốt. Cách chữa ho và viêm họng bằng tỏi như sau:

  • Chuẩn bị than già, cho tỏi tươi lên than và nướng tỏi đến khi cháy xém.
  • Bóc vỏ tỏi, nghiền nhỏ và cho vào nước ấm để uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần.

Tỏi nướng có tác dụng trị ho và viêm họng vô cùng hiệu quảTỏi nướng có tác dụng trị ho và viêm họng vô cùng hiệu quả

Đến đây, tin rằng các bạn đã hiểu được những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của tỏi, đặc biệt là với các chứng bệnh phụ khoa rồi. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với mọi người. Hanalab chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh.

Mua ngay mật ong tại Hanalab để kết hợp với tỏi dùng để chữa bệnh nhé

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Bệnh nấm Candida là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bài viết tiếp theo: Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì, có nguy hiểm không? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao