• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Cách phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ

21/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Rối loạn chuyển hóa là gì? Cách phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ như thế nào? Hãy cùng Hanalab tìm hiểu trong bài này nhé!

Rối loạn chuyển hóa là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Cha mẹ hãy cùng Hanalab tìm hiểu cách phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
  • Nguyên nhân và biểu hiện gây bệnh
  • Cách phòng tránh và điều trị

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?

Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh thiếu hụt các receptor, enzyme, protein vận chuyển hoặc các yếu tố cùng vận động trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ và axit béo. Làm thay đổi hoặc thoái hóa các chu trình tổng hợp của các chất trong cơ thể, tạo ra các sản phẩm bất thường làm suy giảm chức năng của một số cơ quan quan trọng và gây ngộ độc cho tế bào trong cơ thể trẻ.

Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh nguy hiểm và cũng khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này được chia làm 3 nhóm chính: Rối loạn chuyển hóa chất đạm (axit amin), rối loạn chuyển hóa chất đường và rối loạn chuyển hóa chất béo (axit béo).

Rối loạn chuyển hóa có thể gây tử vong ở trẻ bất cứ lúc nào, đặc biệt là những trẻ mới chào đời được vài ngày. Do đó, nếu thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và biểu hiện gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnhNguyên nhân gây bệnh

Cơ thể người để tồn tại và phát triển thì cần có quá trình chuyển hóa 3 loại thành phần chính có trong khẩu phần ăn của mỗi người là protein, lipid và carbohydrate.

Mà để quá trình chuyển hóa được diễn ra, cần có mặt của các loại receptor, hormone, enzyme, protein vận chuyển và các yếu tố cùng vận động khác. Các thành phần này đều được tổng hợp từ các gen tương ứng, đây là yếu tố liên quan đến di truyền.

Nếu quá trình chuyển hóa gặp trục trặc, enzyme tương ứng sẽ không được tổng hợp, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa, cơ thể bị thiếu hụt một số chất quan trọng trong khi một số chất khác lại dư thừa, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong cơ thể. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Biểu hiện gây bệnh

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau, cần lập tức đưa trẻ đến cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, bỏ bú. Trường hợp nào nặng có thể hôn mê, co giật.
  • Sức khỏe giảm sút, sốt cao.
  • Chướng bụng, có mùi hôi bất thường ở nước tiểu và mồ hôi.
  • Nhịp tim rối loạn, có hiện tượng thở nhanh hoặc ngừng thở dù trẻ
  • Không có tiền sử bị ngạt lúc sinh.

Cách phòng tránh và điều trị

Điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻĐiều trị bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị triệt để bệnh rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo từng triệu chứng để giảm thiểu tối đa tác hại do căn bệnh gây ra:

  • Có chế độ ăn phù hợp, không nên cho trẻ ăn những thức ăn khó hoặc không thể chuyển hóa được.
  • Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, nên sử dụng những loại sữa riêng biệt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
  • Với những trẻ lớn, cần theo dõi chế độ ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đối với những chất không thể chuyển hóa, cần bổ sung dưới dạng trẻ có thể hấp thụ được.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ của trẻ.
  • Ngoài ra, một số phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này như ghép tế bào gốc, ghép tủy đang được nghiên cứu và hoàn thiện.

Cách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻCách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Một số cách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

  • Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để khám sức khỏe tiền sinh sản, tư vấn di tuyền và tầm soát trước khi sinh để kiểm tra bản thân có mang gen đột biến liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa không.
  • Những trường hợp có nguy cơ sinh con bị rối loạn chuyển hóa: Cha/mẹ mang gen bị bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; tiền sử gia đình có người mắc triệu chứng tương tự và tử vong ở độ tuổi đó mà không rõ nguyên nhân; thai phụ có con liên tục tử vong sau sinh và một trong các trẻ đã được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Những trường hợp này cần làm xét nghiệm trước khi sinh, sau khi sinh cần theo dõi sức khỏe của trẻ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh rối loạn chuyển hóa ở trẻ, nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Cha mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân và con nhỏ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Chọn mua sữa bột cho bé tại Hanalab:

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Những hiện tượng sinh lý ở trẻ tưởng là bệnh nhưng thật ra là bình thường
Bài viết tiếp theo: Whitmore căn bệnh có từ lâu rồi, sao bây giờ mới được quan tâm? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao