• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm

25/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Uống thuốc cần phải thận trọng về liều lượng, thời gian dùng và ngưng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc bạn cần sử dụng đủ liều, không nên dừng đột ngột để tránh nguy hiểm.

Có một số loại thuốc nếu ngừng sử dụng đột ngột có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bạn hãy chủ ý và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết các loại thuốc không nên ngưng sử dụng một cách đột ngột.

Mục Lục Bài Viết

  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc statin hạ mỡ máu
  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc ngủ
  • Steroid (hay corticoid)
  • Thuốc giảm đau opioid
  • Thuốc nhỏ mắt chữa glôcôm
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chữa bệnh tuyến giáp

Thuốc hạ huyết áp

Theo ThS.DS. Đoàn Thị Phương Thảo, một số loại thuốc hạ huyết áp như: Atenolol, propranolol, nadolol… có thể làm tim đập chậm hơn, nhịp tim giảm, giãn mạch máu giúp giảm huyết áp.

Nếu ngưng sử dụng đột ngột, cơ thể bạn có thể chưa thích ứng kịp và sẽ gây ra một số hiện tượng như nhịp tim nhanh hơn bình thường, thiếu máu tim, tăng huyết áp,… thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim.

Thuốc hạ huyết ápThuốc hạ huyết áp

Thuốc statin hạ mỡ máu

Các loại thuốc statin hạ mỡ máu như: Atorvastatin, lovastatin, rosuvastatin, simvastatin… nếu ngưng sử dụng đột ngột có thể khiến nồng độ protein phản ứng C và LDL cholesterol tăng lên. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.

Các statin hạ mỡ máuCác statin hạ mỡ máu

Thuốc chống lo âu

Benzodiazepin là nhóm thuốc chống lo âu phổ biến nhất được nhiều bệnh nhân sử dụng. Nhiều người thậm chí sử dụng chúng thường xuyên và phụ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý việc dừng thuốc đột ngột có thể gây ra một số triệu chứng như: Lo lắng, bồn chồn, buồn nôn, ảo giác hoặc thậm chí gây co giật.

Thuốc chống lo âu Thuốc chống lo âu

Thuốc chống loạn thần

Hiện nay có một số loại thuốc chống loạn thần thường gặp như: Aripiprazole, clozapine, olanzapine, quetiapine, sulpirid,… Nếu bạn đang sử dụng thuốc này và dừng lại một cách đột ngột, cơ thể có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng như: Lo âu, có cơ, rối loạn vận động, triệu chứng giả parkinson,…

Thuốc chống loạn thầnThuốc chống loạn thần

Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay bao gồm: Paroxetine, sertraline, venlafaxine,… Khi ngừng thuốc này đột ngột, cơ thể của bạn có thể xuất hiện những phản ứng bất thường như: Đau đầu, buồn nôn, toát mồ hôi, mất bình tĩnh, kích động, mất ngủ,…

Thậm chí, tình trạng trầm cảm có thể trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng hoặc ngưng sử dụng đột ngột.

Thuốc chống trầm cảmThuốc chống trầm cảm

Thuốc ngủ

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc ngủ như: Eszopiclone, zaleplon, zolpidem,… việc dừng sử dụng đột ngột có thể dẫn đến những vấn đề như: Mất ngủ trở lại, bồn chồn lo lắng, buồn nôn, co giật,… Vì vậy, khi tình trạng giấc ngủ được cải thiện, bạn chỉ nên giảm liều từ từ.

Thuốc ngủThuốc ngủ

Steroid (hay corticoid)

Thuốc steroid (hay corticoid) là một loại thuốc mà bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Loại thuốc này giống như một con dao hai lưỡi.

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, lo lắng mất ngủ, đau bụng, trầm cảm,… nếu ngừng thuốc một cách đột ngột. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về lộ trình sử dụng loại thuốc này nhé.

Steroid (hay corticoid)Steroid (hay corticoid)

Thuốc giảm đau opioid

Nhóm thuốc giảm đau opioid khi ngưng sử dụng đột ngột, bạn có thể bắt gặp các triệu chứng như: Bồn chồn lo lắng, tiêu chảy, đau toàn thân. Vì vậy, việc sử dụng điều độ và ngưng thuốc từ từ sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh sử dụng thuốc giảm đau opioid khi không cần thiết.

Thuốc giảm đau opioidThuốc giảm đau opioid

Thuốc nhỏ mắt chữa glôcôm

Hãy tuân thủ yêu cầu của bác sĩ khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chữa glôcôm. Việc tự ý ngưng sử dụng thuốc này có thể khiến áp lực trong mắt của bạn tăng trở lại, dây thần kinh mắt bị phá hủy và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Thuốc nhỏ mắt chữa glôcômThuốc nhỏ mắt chữa glôcôm

Thuốc chống co giật

Thuốc chống co giật là loại thuốc bạn cần đặc biệt chú ý khi sử dụng. Tốt hơn hết, bạn nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và không nên ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột vì điều này có thể khiến cơ thể bạn có những phản ứng bất thường như: Kích động, lú lẫn và mất phương hướng.

Thuốc chống co giậtThuốc chống co giật

Thuốc chữa bệnh tuyến giáp

Các loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp nếu dừng sử dụng đột ngột có thể khiến cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Tim đập nhanh, sốt cao, ngất xỉu thậm chí rơi vào hôn mê nếu không được điều trị kịp thời.

Thuốc chữa bệnh tuyến giápThuốc chữa bệnh tuyến giáp

Trên đây là những loại thuốc sẽ gây nguy hiểm nếu bạn ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột. Bạn hãy lưu ý để tránh gặp phải những tác động nguy hiểm đến tính mạng nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
Bạn cần hạn chế các loại hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, củ cải trắng, súp lơ
Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
Bài viết tiếp theo: Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao