• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Cây sâm đất: các loại sâm đất, lợi ích và bài thuốc chữa bệnh

09/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Cây sâm đất được trồng rải rác nhiều tại các vùng núi ở Việt Nam. Với công dụng tuyệt vời như một liều thuốc, cũng như loại thực phẩm ưu việt cho sức khỏe. Cùng Hanalab tìm hiểu về loại cây này nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Cây sâm đất là gì?
  • Một số loại cây sâm đất và công dụng của từng loại
  • Lợi ích của cây sâm đất với sức khỏe
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
  • Cách làm sâm đất ngâm rượu trị bệnh
  • Lưu ý khi sử dụng cây nhân sâm Việt Nam

Cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất là một loại cây thuộc dòng họ cây thân thảo. Cây này mọc tỏa sát mặt đất và phân nhánh ở bên dưới. Tuy nhiên, cây sâm đất chỉ là tên gọi chung cho các loại sâm đất được mọc tự nhiên hoặc trồng ở các miền núi Việt Nam.

Cây sâm đất là một loại cây thuộc dòng họ cây thân thảoCây sâm đất là một loại cây thuộc dòng họ cây thân thảo

Tham khảo: Tác dụng của tam thất là gì? Công dụng của tam thất đối với sức khỏe

Một số loại cây sâm đất và công dụng của từng loại

Hoàng Sin Cô

Sâm đấtSâm đất

Hoàng Sin Cô còn được gọi là củ sâm đất, khoai sâm…, có màu vàng nhạt, lá sâm đất hình trái xoan hoặc hình trứng ngọc, mọc so le với nhau. Chiều dài của là từ 5 – 7 cm, rộng từ 2 – 4 cm.

Cây sâm đất chín mọng, bên trong có hạt màu đen nhánh, dẹt và nhỏ.

Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc LinhSâm Ngọc Linh

Được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam và được trồng chủ yếu tại miền Trung – Trung Bộ của nước ta. Đây là cây dạng cây thân thảo, sống lâu năm. Nó cao khoảng 40 – 100 cm. Ngoài ra theo bác sĩ Lương Đức Chương – Học viện Quân Y thì nó có những công dụng như:

  • Trong sâm Ngọc Linh có chất chống oxy hóa làm giảm quá trình lão hóa giúp da đẹp hơn, tóc mượt hơn.
  • Majonoside – R2 trong nhân sâm có khả năng phục hồi chức năng bị stress, chống trầm cảm, giảm suy nhược hệ thần kinh. Ngoài ra nó còn tăng cường sinh lực của nam và nữ.

Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)

Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)

Đây là một loại cỏ mọc hoang, nó cao khoảng 25 – 30cm. Sâm cau rừng được tìm thấy chủ yếu ở miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Cao Bằng,… Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng – Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết sâm cau rừng có những công dụng như:

  • Chất saponin tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Phytosterol có trong sâm cau rừng hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Trong sâm cau rừng có axit béo giúp tăng cường sức khỏe não bộ và tâm trạng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
  • Các chất steroid có vai trò như các hormone nội tiết tố giúp hỗ trợ tăng cường khả năng sinh lý cho phái mạnh.

Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)

Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)

Đây là một trong những loại cây thuốc quý thuộc họ Hoa Tán. Sâm quy đá có chiều dài khoảng 3 – 12cm. Nó được mọc thành cụm và phân bổ khá gần nhau. Loại sâm này thường được tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt sâm quy đá ở Sapa hay Hà Giang được cho là những loại sâm quý nhất.

Theo dược sĩ Đặng Đình Quyết vì có thành phần chủ yếu như: Ligustilide, axit folic, bergapten, tetradecanol, sesquiterpen, dodecanol, carvacrol, safrol, p-cymen, vitamin B12, cadinen, biotin nên nó giúp hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tốt cho người mắc bệnh huyết áp,…

Sâm Đương Quy (Nhân sâm dành cho phụ nữ)

Sâm Đương QuySâm Đương Quy

Đây là loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó cao khoảng 40 – 80cm. Và thường sống ở độ cao từ 2000 – 3000m với khí hậu ẩm mát. Ở Việt Nam Sâm Đương Quy thường được trồng ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,… Một số công dụng của Sâm Đương Quy được tiến sĩ dược khoa Trương Anh Thư đề cập như:

  • Có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ligustilide trong sâm đương quy có tác dụng hạ huyết áp.
  • Đóng vai trò làm “thuốc” kháng khuẩn chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,..

Thổ Hào Sâm (Sâm Bố Chính)

Thổ Hào Sâm (Sâm Bố Chính)Thổ Hào Sâm (Sâm Bố Chính)

Là một cây thuốc Nam quý cao khoảng 50cm. Sâm bố chính là loại cây mọc hoang nhưng cũng được trồng nhiều ở Việt Nam như ở miền Bắc Trung có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tỉnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn cho biết thổ Hào Sâm có công dụng:

  • Chứa nhiều phytonutrients và chất chống oxy hóa từ đó đẩy mạnh sự trao đổi chất, chống lão hóa cho cơ thể.
  • Polysaccharide trong Thổ Hào Sâm hạn chế các khối u, tăng cường khả năng hệ miễn dịch.

Đinh Lăng nếp nhỏ

Đinh Lăng nếp nhỏĐinh Lăng nếp nhỏ

Có hình dáng nhỏ, có chiều cao khoảng 1-2 mét. Dáng lá kép hình lông chim, thường mọc so le với nhau viền có răng cưa nhỏ. Loại cây này thường được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc cũng như các tỉnh thành miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang,…

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc cho hay, đinh lăng nếp nhỏ còn có một số công dụng như:

  • Chứa các axit amin tốt cho sức khỏe.
  • Bên cạnh đó đinh lăng nếp nhỏ còn chữa xương khớp hoặc bệnh gout.
  • Giúp cho các mẹ bầu đang bị tắc sữa hoặc không có sữa về.

Củ Đẳng Sâm (Đẳng Sâm)

Củ Đẳng Sâm (Đẳng Sâm)Củ Đẳng Sâm (Đẳng Sâm)

Là loại cây cỏ sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Đẳng sâm dài khoảng 50 – 70cm. Đảng sâm có nhiều ở Trung Quốc. Từ những năm 1961, Viện Dược liệu Việt Nam đã phát hiện đảng sâm ở các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn) và Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai).

Theo Bác sĩ Lê Phương – Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông Y Việt Nam cho biết một số chất như sucrose, choline, insulin, alkaloid, fructose, mannose, xylose, glucoside,…trong đẳng sâm giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng, giúp chống mệt mỏi cho cơ thể. Kháng viêm rất tốt, từ đó bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến phức tạp.
  • Tăng số lượng hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…

Tam Thất Bắc (Sâm Tam Thất)

Tam Thất Bắc (Sâm Tam Thất)Tam Thất Bắc (Sâm Tam Thất)

Là một loại cây nhỏ, sống lâu năm thường mọc ở độ cao 1500m. Cây tam thất thường cao khoảng 30 – 50cm. Ở Việt Nam, tam thất được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, sâm tam thất có những công dụng như:

  • Saponin đem lại hiệu quả kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế virus gây bệnh rất tốt. Vị ngọt trong tam thất tốt cho những người bị tiểu đường.
  • Chức các axit amin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng cơ bắp ở người già.

Lợi ích của cây sâm đất với sức khỏe

Lợi ích của sâm đất cho sức khỏeLợi ích của sâm đất cho sức khỏe

  • Bổ thận: Sâm đất giúp thúc đẩy tiểu tiện nhờ kích thích D (một loại amino oxidase) đồng thời ức chế sản sinh succinic dehydrogenase ở thận, giúp thận hoạt động trơn tru hơn.
  • Giảm cholesterol: Các loại cao được nấu từ sâm đất giúp lợi niệu của pinarvanin gia tăng. Làm giảm các cholesterol xấu trong máu.
  • Chống viêm: Trong nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sâm đất là loại thảo dược có tác dụng chống viêm hiệu quả.
  • Công dụng khác: Cao nấu từ thảo dược sâm đất có tác dụng tăng tiết niệu, giảm phù, giảm albumin niệu, đồng thời giảm cholesterol máu trong thực nghiêm lâm sàng chữa trị chứng thận hư.

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sắc 75g sâm đất tươi hoặc 25g khô với 1 lít nước trong 10-15 phút trên lửa nhỏ. Uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

Điều trị tiêu chảy

Đun 15g sâm đất vối 15g đại táo cùng 1 lít nước, uống hàng ngày đến khi hết tiêu chảy.

Chữa tiểu tiện quá nhiều

Nấu 550ml nước cùng 60g sâm đất tươi và 50g rễ cây kim anh đến khi cạn nước còn khoảng 250ml. Uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đấtCác bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Điều trị chứng táo bón

Nấu canh các loại thảo dược gồm: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non. Dùng ăn hàng ngày đến khi hết táo bón.

Điều trị kiết lỵ

Nấu 100g lá sâm đất và 100g cỏ sữa cùng 400ml nước đến khi nước cạn còn 100ml. Chia làm 2 lần và uống khi còn ấm.

Bài thuốc trị sỏi thận

Tán nhuyễn sâm đất thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 10g (khoảng 1 muỗng cà phê) pha với 1 lít nước và uống như trà hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Dun sôi 12g sâm đất cùng nước lọc uống hàng ngày giúp ổn định huyết áp, điều hòa lượng cholesterol trong máu.

Điều trị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi

Dùng 16g rễ và thân sâm đất đun cùng 250ml nước, uống hàng ngày trong vòng 1 tuần để có hiệu quả.

Chữa ho lâu ngày

Hầm 1 con gà khoảng 400g cùng 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo. Ăn như món ăn hàng ngày

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đấtCác bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Bài thuốc giải độc gan

Sắc 10 – 15g sâm đất khô cùng nước để uống hàng ngày như nước trà. Hoặc dùng bột mịn pha nước uống, hoặc dùng lá sâm đất nấu canh ăn hàng ngày.

Điều trị bệnh ghẻ

Dùng lá và rễ sâm đất nấu cùng 2 lít nước dùng tắm và vệ sinh vùng da bị ghẻ hàng ngày.

Giảm đau xương khớp

Rửa sạch 700g sâm đất rồi để thật ráo nước, ngâm cùng 5 lít rượu trong 6 tháng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 25ml.

Hồi sức hậu phẫu

Lấy 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi dùng nước này với sườn heo cho mềm, tiếp đến cho 200g sâm đất vào nấu thêm 5 phút. Ăn tuần 2 – 3 lần.

Cách làm sâm đất ngâm rượu trị bệnh

Ngâm rượu sâm đất trị bệnhNgâm rượu sâm đất trị bệnh

Bước 1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sâm đất: 1kg
  • Rượu gạo: 5 lít.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệu

Rửa sâm đất thật sạch, chà hết đất rồi để cho ráo nước.

Bước 3 Cách ngâm sâm đất

  • Xếp sâm đất vào bình theo thứ tự rễ cho xuống bên dưới, củ sâm bên trên. Như thế khi ngâm rượu sẽ tốt hơn.
  • Sau đó đổ từ từ 5 lít rượu vào bình, ngập củ sâm là được.
  • Thời gian ngâm khoảng 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được rượu sâm đất rồi.

Lưu ý khi sử dụng cây nhân sâm Việt Nam

Các loại nhân sâm Việt Nam là dược liệu quý tuy nhiên sử dụng sầm cần chú ý về liều lượng và cách sử dụng. Các loại sâm có độc tính không cao. Tuy nhiên nếu lạm dụng, qua thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự như trúng độc.

Khi ngộ độc sâm người dùng thường gặp các triệu chứng như mất ngủ, thần kinh hưng phấn liên tục, chóng mặt, đau đầu, huyết áp tăng cao, tiêu chảy, da mẩn đỏ, chảy máu mũi.

Các loại nhân sâm Việt Nam là dược liệu quý tuy nhiên sử dụng sầm cần chú ý về liều lượng và cách sử dụngCác loại nhân sâm Việt Nam là dược liệu quý tuy nhiên sử dụng sầm cần chú ý về liều lượng và cách sử dụng

Hy vọng những thông tin mà Hanalab cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ được sâm đất có những loại nào và những công dụng của sâm đất. Nếu còn thắc mắc thì hãy để lại bình luận cho chúng mình biết nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Đinh hương là gì? Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đinh hương
Bài viết tiếp theo: Công dụng chữa bệnh của xay nhung »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao