• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Dấu hiệu phân biệt bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng ở trẻ nhỏ

18/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Bệnh truyền nhiễm ở trẻ tại thời điểm giao mùa là nỗi lo của nhiều phụ huynh. Cùng tìm hiểu bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng ở trẻ nhé!

Sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng được xem là những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn 3 loại bệnh trên. Hãy để Hanalab giúp bạn phân biệt 3 căn bệnh trên trong bài viết sau.

Mục Lục Bài Viết

  • Bùng phát dịch sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng
  • Hướng dẫn phân biệt bé mắc bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng
  • Hậu quả tai hại khi nhầm lẫn 3 bệnh trên

Bùng phát dịch sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng

Theo Bộ y tế, từ đầu năm 2022 đến nay đã có trên 5000 ca nhiễm sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng. Theo nhiều chuyên gia, nếu không có biện pháp phòng chống triệt để, cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, Bộ y tế đã có công điện gửi đến các chủ tịch UBND tại tỉnh, thành phố về việc giám sát, phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những ổ dịch. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng ở trẻ nhỏ để kịp thời ngăn chặn.

Bùng phát dịch sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệngBùng phát dịch sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng

Hướng dẫn phân biệt bé mắc bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng

Theo các bác sĩ khoa nhi, những dấu hiệu sau đây sẽ giúp ba mẹ phân biệt bé mắc bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng hiệu quả:

Dấu hiệu mắc bệnh sốt phát ban

Trong giai đoạn ủ bệnh, bé sẽ phát sốt từ 38 đến 40 độ C. Các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện sau 12 đến 24 giờ phát bệnh. Sau khi bệnh kéo dài từ 3 đến 5 ngày, dấu hiệu phát ban sẽ dần hết và lành hẳn.

Để chắc chắn bé có mắc bệnh sốt phát ban hay không, ba mẹ có thể dùng tay căng những vùng da nổi ban, nếu ban đỏ lặn ngay khi căn thì bé đã mắc sốt phát ban.

Dấu hiệu mắc bệnh sốt phát banDấu hiệu mắc bệnh sốt phát ban

Dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn Aedes truyền virus Dengue gây ra và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn khởi phát, bé sẽ sốt cao từ 37 đến 40 độ C trong 2 đến 7 ngày mà không có dấu hiệu giảm dù có dùng thuốc. Bé sẽ có thêm các triệu chứng khác như viêm họng, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi,…

Tiếp theo, bé sẽ giảm sốt đột ngột. Nhưng sẽ có biểu hiện thoát huyết tương dẫn đến các triệu chứng như nổi ban đỏ, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm liên tục, xuất huyết, chảy máu chân răng và chảy máu cam,…

Nếu bệnh không gây ra các biến chứng nghiêm trọng, cơ thể của bé sẽ dần phục hồi, bé sẽ thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn, tâm trạng thoải mái và phấn chấn hơn.

Để kiểm tra bé có mắc bệnh sốt xuất huyết hay không, ba mẹ dùng tay căng vùng da nổi ban đỏ, nếu ban đỏ vẫn còn không lặn thì bé đã mắc sốt xuất huyết.

Dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyếtDấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh thường lây qua môi trường sinh hoạt chung bởi các loại virus như Enterovirus 71 (EV71), Coxsackie A10,…

Trong giai đoạn đầu, bé sẽ sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi và tiêu chảy vài lần trong ngày, từ 1 đến 3 ngày.

Trong giai đoạn tiếp theo, cơ thể bé sẽ xuất hiện các vết loét đỏ hoặc mụn nước ở các vị trí như quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… và thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày.

Sau đó, trẻ thường sốt cao trên 39 độ C và quấy khóc dai dẳng nhiều ngày liền, khó ngủ trong đêm và thường xuyên giật mình khi ngủ. Khi thấy những biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa con tới bệnh viện khẩn cấp để tránh những hậu quả khó lường có thể là tử vong.

Dấu hiệu mắc bệnh chân tay miệngDấu hiệu mắc bệnh chân tay miệng

Hậu quả tai hại khi nhầm lẫn 3 bệnh trên

Sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng là 3 loại bệnh truyền nhiễm có nhiều dấu hiệu tương tự nhau. Do đó, phụ huynh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc phân biệt và thường dẫn đến nhầm lẫn 3 bệnh trên.

Đã có nhiều trường hợp nhầm lẫn bệnh dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Bé có những biểu hiện phát ban trên da vào ngày đầu tiên và ngày thứ hai thì bé bắt đầu sốt. Mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt và đến ngày thứ tư thì bé hết sốt cũng như không có dấu hiệu đáng lo ngại.

Nhưng qua hôm sau, bé có những biểu hiện nghiêm trọng như da lạnh, huyết áp tăng giảm liên tục, sốt cao và chảy máu cam. Khi thấy vậy, mẹ đã lập tức đưa trẻ đến bệnh viện và nhận được kết quả là bé mắc sốt xuất huyết ở thể nặng cần cấp cứu kịp thời.

Trường hợp thứ hai: Bé đã từng bị sốt phát ban và đã khỏi bệnh. Lần này, bé vẫn có những biểu hiện giống như sốt phát ban và phụ huynh đã mua các loại thuốc trị sốt phát ban cho bé.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày, bé khóc quấy nhiều hơn, thường giật mình khi ngủ nhưng ba mẹ vẫn nghĩ rằng do bé cảm thấy khó chịu thôi. Cho đến khi phát hiện da bé nổi nhiều nốt đỏ có vân tím và trong cổ họng xuất hiện vết loét lớn.

Lúc này, mẹ mới đưa bé đến bệnh viện và bác sĩ báo rằng bé bị nhiễm chân tay miệng cấp độ 4 đang xuất hiện biến chứng hô hấp. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bé gái đã dần hồi phục và sức khỏe ổn định trở lại.

Hậu quả tai hại khi nhầm lẫn 3 bệnh trênHậu quả tai hại khi nhầm lẫn 3 bệnh trên

Trên đây là chia sẻ của Hanalab về các dấu hiệu phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết và chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Hy vọng phụ huynh sẽ cảnh giác những biểu hiện ở trẻ để kịp thời ngăn chặn bệnh phát tán.

Nguồn: Vinmec, hellobacsi

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Cách tra cứu hành trình của bệnh nhân COVID-19 bằng Zalo
Bài viết tiếp theo: Mách bạn cách dùng mật ong điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao