• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Đoán bệnh qua các dấu hiệu trên bàn tay

13/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Đôi bàn tay là một trong những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất, có thể dự báo cho chúng ta về những vấn đề sức khỏe. Hãy tham khảo những dấu hiệu dưới đây để có cách phòng chữa bệnh tốt nhất nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Lòng bàn tay có màu đỏ
  • Đổ mồ hôi tay
  • Mất độ nhạy cảm và ngứa ran
  • Da tay nổi các đốm trắng bất thường
  • Tê bì bàn tay
  • Móng tay có màu xanh
  • Xuất hiện nhiều đường sọc trên móng tay
  • Da tay khô
  • Bàn tay bị run
  • Móng tay giòn dễ gãy
  • Ngón tay có u cục

Lòng bàn tay có màu đỏ

Lòng bàn tay màu đỏ hoặc ban đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan, đặc biệt với người trên 50 tuổi.

Thông thường, phần ban đỏ nằm rìa ngoài lòng bàn tay do mất cân bằng nội tiết tố gây giãn mạch máu. Ngoài bệnh về gan, nó cũng cảnh báo bạn đang bị viêm khớp.

Ngoài việc đến bác sĩ, hãy thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và ngưng uống rượu bia, chất kích thích.

Lòng bàn tay màu đỏ hoặc ban đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan

Đổ mồ hôi tay

Có một số lý do khiến cho lòng bàn tay đổ mồ hôi: Người nhiều mồ hôi, stress, tuyến giáp làm việc quá sức…

Tuy nhiên,  lòng bàn tay ra mồ hôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng trong cơ thể: các bệnh về tuyến giáp, các khối u di căn chèn ép lên dây thần kinh tủy sống, từ đó làm hạ đường huyết hoặc gây ra bệnh tiểu đường.

Đa số người mắc bệnh này ngoài tiết mồ hôi tay còn tiết ở nhiều nơi khác trên cơ thể như nách, bàn chân…

Nên hạn chế uống rượu, kiểm soát mức độ căng thẳng như ngồi thiền, thư giãn hoặc tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Lòng bàn tay ra mồ hôi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng trong cơ thể: các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường,...

Mất độ nhạy cảm và ngứa ran

Đôi khi thức dậy, bạn cảm giác mất đi sự nhạy cảm, tê liệt một số phần cơ thể và khi di chuyển tay chân thì cảm thấy ngứa ran.

Các triệu chứng này xuất hiện ở tay có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như chứng thoái hóa cổ tử cung, chấn thương cánh tay, thiếu máu hoặc tiểu đường…

Nếu thường xuyên bị mất độ nhạy ở tay mà không có lý do rõ ràng, hãy đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Tay hay tê liệt và ngứa ran có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như chứng thoái hóa cổ tử cung, chấn thương cánh tay, thiếu máu hoặc tiểu đường

Da tay nổi các đốm trắng bất thường

Nếu thấy da tay không có màu hồng đều nhau và nổi lên các đốm trắng bất thường thì nhiều khả năng là bạn đang bị nhiễm nấm, hay ghẻ ngứa.

Hãy chú ý nếu kèm thêm biểu hiện ngứa ở hai ngón tay trỏ có thể là do rối loạn chức năng ruột kết, hay túi mật.

Da tay không có màu hồng đều nhau và nổi lên các đốm trắng bất thường thì nhiều khả năng là bạn đang bị nhiễm nấm, hay ghẻ ngứa

Tê bì bàn tay

Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não, tắc nghẽn mạch máu não…

Trong đó, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các tổn thương dây thần kinh ngoại biên, từ đó kéo theo hiện tượng tê bì đôi bàn tay.

Tê tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não, tắc nghẽn mạch máu não…

Móng tay có màu xanh

Móng tay có màu xanh là dấu hiệu của việc ngón tay không nhận đủ máu chứa oxy. Có thể là do quá trình lưu thông máu ở tay không tốt, hoặc phổi không bơm đủ oxy vào máu để cung cấp cho toàn bộ cơ thể.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim mà bạn không nên chủ quan xem thường.

Móng tay xanh có thể là một dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim

Xuất hiện nhiều đường sọc trên móng tay

Dấu hiệu này có thể do xuất huyết – biểu hiện của nhiễm trùng van tim hoặc viêm mạch, chứng tỏ chức năng tim đang hoạt động không tốt, nhất là nếu thấy có nhiều đường sọc nổi lên trên ngón tay cái.

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để điều trị kịp thời.

Móng tay xuất hiện sọc có thể do chức năng tim của bạn đang hoạt động không tốt

Da tay khô

Da tay khô cảnh báo cơ thể mất nước và thiếu hụt estrogen – một hormone sinh dục quan trọng đối với nữ, đặc biệt ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Bạn nên uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng ẩm tay, thường xuyên ăn cá và bổ sung các loại hạt.

Da tay khô cảnh báo cơ thể mất nước và thiếu hụt estrogen

Bàn tay bị run

Khi bạn có cảm giác lo lắng, hoảng hốt thì hiện tượng run tay là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nếu nó xảy ra bất thường, không rõ nguyên nhân và khó kiểm soát thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson, một rối loạn gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh khiến tế bào não không kiểm soát được vận động của cơ bắp, làm chân tay run, cơ bắp cứng, vận động chậm…

Vậy nên, bạn cần đi khám để kiểm tra, đồng thời đồng thời hạn chế uống cà phê và rượu mạnh vì chúng cũng có thể gây run tay.

Tê tay có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson

Móng tay giòn dễ gãy

Khi thấy móng tay giòn và dễ gãy thì có thể là một dấu hiệu của bệnh suy giảm tuyến giáp. Kéo theo cả tình trạng khô xơ, rụng tóc một cách bất thường.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung đủ các loại vitamin và chất dinh dưỡng kèm theo các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt bí…

Móng tay giòn và dễ gãy thì có thể là một dấu hiệu của bệnh suy giảm tuyến giáp

Ngón tay có u cục

Nếu ngón tay vừa ngắn, thô, móng tay và ngón tay nổi các cục u như củ hành thì thường là do cơ thể bị thiếu hụt oxy.

Hoăc đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi hoặc bệnh tim.

Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy nghi ngờ có vấn đề hoặc u cục phát triển bất thường thì nên đi khám sớm.

Nếu ngón tay vừa ngắn, thô, móng tay và ngón tay nổi các cục u như củ hành thì có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi hoặc bệnh tim.

Trên đây là những biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm qua bàn tay mà các bạn cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng bệnh phát triển ngày càng nặng nhé!

Xem thêm Rửa tay đúng cách với nước rửa tay diệt khuẩn

Nguồn tham khảo bestie.vn

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Tác dụng của phấn hoa trinh nữ hoàng cung trong làm đẹp và trị bệnh
Bài viết tiếp theo: 9 loại bệnh nguy hiểm ở chó có thể gây chết đột ngột »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao