• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Đoán được con đang mắc bệnh gì nhờ 10 kiểu ho thường gặp

20/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Trẻ con rất dễ hay mắc những bệnh cảm mạo kèm theo ho thế nhưng cha mẹ thường hay xem nhẹ, hãy lưu ý đoán bệnh con qua 10 kiểu ho thường gặp dưới đây.

Ho là một căn bệnh thông thường rất hay thường gặp ở người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ, ho tuy dễ chữa nhưng có một số trường hợp không hề đơn giản như bạn nghĩ. Theo báo Phụ Nữ thì mỗi kiểu ho sẽ là dấu hiệu nhận biết bệnh bé đang mắc phải, cùng tìm hiểu mẹo đoán bệnh con qua 10 kiểu ho thường gặp dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • 10 kiểu ho thường gặp
  • 3 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

10 kiểu ho thường gặp

Ho có nhiều đờm

Ho có nhiều đờmHo có nhiều đờm

Ho có nhiều đờm với tần suất liên tục sẽ khiến cha mẹ lo lắng vì bé ho rất nhiều và rất lớn, bé sẽ thở nhanh hơn bình thường, đây là dấu hiệu bị viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập khiến phổi bị đầy dịch, ho để tống lượng dịch này ra ngoài.

Trong trường hợp này nên đưa bé đến bệnh viện chụp X- quang phổi, test độ bão hòa oxy máu để kiểm tra lượng oxy trong máu có thấp không, để bác sĩ có hướng chữa trị phù hợp.

Ho khan

Ho khan sẽ không có đờm, ho khan thường kéo dài dai dẳng, kiểu ho này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, con thường ho kiểu này khi bị ngạt mũi, cơn ho sẽ dồn dập kéo dài đến khi bé thức dậy, bé sẽ khá khó thở và có biểu hiện muốn ói.

Ho khanHo khan

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy bế con ra chỗ thoáng hơn, kết hợp cho con bú, vì sữa mẹ rất tốt nó có tác dụng như kháng sinh sẽ giúp bé giảm cơn ho, giảm đau, ngứa rát cổ họng. Nếu bé cứ kéo dài tình trạng này thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám.

Ho khò khè

Khi ho kiểu khò khè bé sẽ tạo ra tiếng rít như tiếng thổi sáo khi thở, thì đường hô hấp của bé đã bị sưng, triệu chứng này thường xảy ra khi bé bị hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản do virus, trẻ thường mắc bệnh này vào mùa đông, nếu xem nhẹ thì trẻ sẽ bị viêm phổi.

Ho khò khèHo khò khè

Do đó, cha mẹ thấy bé ho khò khè, có kèm tiếng rít, thở nhanh thì nên đưa bé đến bệnh viện, trẻ bị nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc nhưng trẻ nặng thì cần sử dụng thuốc, thở oxy.

Ho gà

Ho gà là tình trạng nhiễm trùng bởi virus Bordetella Pertussis gây ra. Ho gà là ho thành cơn dài, liên tục khiến trẻ không thở nổi, kết thúc cơn ho là tiếng hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống gà kêu.

Ho gàHo gà

Một số triệu chứng khác kèm theo như: Chảy nước mũi, hắt hơi, ho và sốt nhẹ, ho gà nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong do trẻ bị tắc đường thở, do đó cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu ho gà. Ho gà có thể lây lan rất nhanh qua đường hô hấp nên cha mẹ cần lưu ý cẩn thận.

Ho đêm

Ho đêmHo đêm

Khi con cảm lạnh, chất nhầy trong mũi có thể bị chảy xuống cổ họng khi bé ngủ và dẫn đến kích thích phản xạ ho, điều này làm cho bé ho đêm đến mức không ngủ được. Ngoài ra hen suyễn cũng dễ bị ho đêm vì đường hô hấp nhạy cảm và dễ bị kích thích vào ban đêm hơn.

Ho ban ngày

Ho ban ngàyHo ban ngày

Không khí lạnh có thể khiến trẻ em dễ bị ho nhiều vào ban ngày, do đó trong nhà nên đảm bảo không có máy điều hòa, thú cưng, khói,… để đảm bảo cho bé có một đường hô hấp khỏe mạnh.

Ho kèm sốt

Ho kèm sốtHo kèm sốt

Ho kèm sốt nhẹ, chảy mũi thì con chỉ đang cảm cúm thông thường, nhưng khi con ho kèm với sốt cao trên 39 độ C thì có thể bé đã bị viêm phổi, cần đưa bé đi bác sĩ sớm để kịp thời chữa trị.

Ho kèm nôn

Ho kèm nônHo kèm nôn

Khi bị ho do hen suyễn hoặc ho do cảm lạnh thì bé sẽ có thể nôn mửa, cha mẹ cũng không nên quá lo khi thấy con ho kèm nôn vì trường hợp này không nguy hiểm trừ khi bé nôn liên tục không ngừng thì mới nên đưa con đi bệnh viện.

Ho sù sụ

Ho sù sụ thường do tình trạng phù nề đường hô hấp của bé. Trong một số trường hợp, trẻ ho kiểu này là do bị viêm thanh khí quản, sưng phù thanh quản và khí quản.

Ho sù sụHo sù sụ

Triệu chứng này có thể là do virus, dị ứng hoặc nhiệt độ thay đổi về đêm, những bé có đường dẫn khí nhỏ vì thế nếu nó bị sưng sẽ khiến bé khó thở. Cơn ho sù sụ có thể khởi phát đột ngột, thường vào giữa đêm và kèm với tiếng thở rít chói tai khi bé hít vào.

Ho ra máu

Ho ra máuHo ra máu

Ho ra máu sẽ khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, lượng máu trong ho ra máu có thể thay đổi: Ho ra nhiều máu hoặc ho ra máu lẫn đờm.

3 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

3 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám3 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

Dấu hiệu nguy hiểm: Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, không gọi dậy được, bỏ bú, không uống nước, co giật, nếu trẻ có những dấu hiệu này nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Dấu hiệu bệnh nặng (viêm phổi, sưng phổi): Trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường, cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu đặc biệt: Ho có đờm, đờm có mùi hôi, màu vàng xanh, ho kèm tiếng rít, nếu trẻ có những dấu hiệu này cũng cần đưa đi bệnh viện gấp.

Với những chia sẻ của Hanalab về 10 dấu hiệu ho thường gặp để đoán được tình trạng con như thế nào sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con cái tốt nhất có thể nhé.

Nguồn: Phụ nữ Việt Nam

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Trứng gà và một số món ăn thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả
Bài viết tiếp theo: Chị Lan chia sẻ cách nấu cháo thịt bò rau muống giàu dinh dưỡng giúp bé mau khỏe »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao