• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

F0 âm tính bao lâu thì mới không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng?

15/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Nếu bạn đang thắc mắc không biết F0 âm tính bao lâu thì mới không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng, thì hãy cùng Hanalab tìm hiểu nhé!

Bạn là F0 Covid hay có người thân là F0 vừa mới khỏi bệnh và hết cách ly 14, nhưng bạn lo lắng vì không biết F0 âm tính bao lâu thì mới không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Vậy thì, hôm nay hãy cùng Hanalab giải đáp thắc mắc trên nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • F0 covid là gì?
  • F0 âm tính bao lâu thì mới an toàn, không có khả năng lây bệnh?
  •  Một số lưu ý sau khi kết thúc cách ly

F0 covid là gì?

F0 covid là gì?F0 covid là gì?

F0 là một bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona nếu trở về từ một khu vực bị nhiễm bệnh hoặc có các triệu chứng sau: ho, sốt, khó thở và đã tiếp xúc gần với một trường hợp bị nhiễm bệnh, hay nghi ngờ nhiễm trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng trên.

F0 âm tính bao lâu thì mới an toàn, không có khả năng lây bệnh?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP HCM, kiêm Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết: “Theo quy định của Bộ Y tế là phải cách ly 28 ngày. Tuy nhiên, khi không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ thì chỉ cần cách ly từ 10-14 ngày là đủ.”

F0 âm tính bao lâu thì mới an toànF0 âm tính bao lâu thì mới an toàn

Tham khảo thêm: Điều kiện để F0 và F1 cách ly tại nhà là gì?

Đối với F0 có triệu chứng

Đối với F0 có triệu chứng thì phải cách ly tối thiểu 14 ngày, các triệu chứng hết trước 3 ngày trở lên và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc tải lượng vi-rút thấp CT >= 30 trước ngày ra viện thì được xem là an toàn, không có khả năng lây bệnh cho người khác.

Tuy nhiên nếu F0 đã cách ly trên 10 ngày mà kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính hoặc tải lượng vi-rút cao CT <= 30, thì phải cách ly đủ 21 ngày. Chỉ được ra ngoài khi các triệu chứng bệnh đã hết trước 3 ngày và PCR âm tính.

Đối với F0 không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ

Đối với các trường hợp F0 này, thì sau 7 ngày cách ly tại nhà nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính và không có các triệu chứng của bệnh. Thì việc cách ly sẽ chấm dứt và có thể tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, lúc này F0 mới được xem là an toàn, không có khả năng lây bệnh cho người khác.

 Một số lưu ý sau khi kết thúc cách ly

Lưu ý sau khi kết thúc cách lyLưu ý sau khi kết thúc cách ly

  • Tất cả các trường hợp tự theo dõi sau khi kết thúc cách ly phải tuân thủ nghiêm ngặt 5K. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, đau họng, mất vị giác, mất khứu giác… thì phải đưa đi xét nghiệm ngay lập tức. Bằng cách phát hiện nhanh hoặc RT-PCR. Nếu có kết quả dương tính cần báo cho sở y tế địa phương và xử lý theo quy định.
  • Các F0 đã được chữa lành vẫn có khả năng mắc bệnh mặc dù tỷ lệ thấp hơn nhiều. Vì vậy vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid.

Mong rằng với những thông tin trên của bài viết, Hanalab đã phần nào giải đáp được thắc mắc F0 âm tính bao lâu thì mới không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Từ đó làm bạn yên tâm hơn trong thời gian sắp tới nhé!

Nguồn: Cổng thông tin của Bộ Y tế, Sức khỏe và đời sống

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « 5 bí quyết chăm sóc tóc mùa hè, tóc bóng mượt, bồng bềnh đầy sức sống
Bài viết tiếp theo: Cây hoa hòe chữa bệnh gì? Công dụng và cách dùng hoa hòe »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao