• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Giải đáp thắc mắc: Bị bệnh sùi mào gà đốt điện có hết không?

18/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Bị bệnh sùi mào gà đốt điện có hết không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Hôm nay hãy cùng Hanalab giải đáp ngay những thắc mắc này nhé.

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng khôn lường. Hôm nay, hãy cùng Hanalab tìm hiểu ngay những kiến thức về căn bệnh này qua bài viết sau nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà
  • Có nên đốt sùi mào gà?
  • Sùi mào gà đốt có hết không?

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh làm cho các tế bào trên cơ thể như da, niêm mạc vùng sinh dục và tay, chân, miệng,….tăng sản quá mức gây nên những nốt sùi ở những bộ phận này.

Theo thống kê, có hơn 100 loại virus HPV, trong đó, những loại virus HPV type 1,2,3,4 thường gây ra mụn cóc trên da. Trong khi đó, những loại virus HPV 6,11,16,18 gây ra bệnh sùi mào gà và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung,…

Theo các chuyên gia Nam học, hệ thống BVĐK Tâm Anh, bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, thông qua các vết trầy xước, bệnh sẽ lây sang người lành ngay sau khi quan hệ. Ngoài ra, bệnh còn lây từ mẹ sang con hay việc sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh.

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gàTìm hiểu về bệnh sùi mào gà

Có nên đốt sùi mào gà?

Hiện nay, có 2 phương pháp chính điều trị bệnh sùi mào gà là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Đối với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ thường kê đơn những loại thuốc bôi vào những khu vực ổ viêm giúp hạn chế sự phát triển và làm giảm tình trạng bệnh.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân lưu ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Đối với phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được dùng cho các bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh hoặc tình trạng bệnh nặng thì chỉ định thường gặp nhất chính là đốt sùi mào gà bằng ống laser cao tần.

Với phương pháp này, một dòng điện với tần sóng laser sẽ chiếu thẳng vào vùng da đó với mục đích thâm nhập sâu, tiêu diệt virus HPV gây nên tình trạng tổn thương và u nhú ở đó.

Có nên đốt sùi mào gà?Có nên đốt sùi mào gà?

Với phương pháp đốt điện, bác sĩ sẽ thường tiến hành trong khoảng 1 giờ, tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể thực hiện 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Phương pháp đốt điện được xem là chỉ định hiệu quả đối với những bệnh nhân bị sùi mào gà. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không thực hiện tốt những bước chăm sóc sau điều trị.

Sùi mào gà đốt có hết không?

Mặc dù đốt laser là một phương pháp an toàn, hiệu quả nhưng việc tái phát bệnh vẫn rất cao. Sở dĩ như vậy là do việc đốt laser chỉ tác động đến những thương tổn bệnh ngoài, virus vẫn còn lẩn trốn trong cơ thể, nếu hệ miễn dịch của người bệnh kém, virus có thể phát triển tạo nên những vết sùi mới.

Vì thế, để ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh thân thể đúng cách, hạn chế làm tổn thương da, nhất là những vùng da dễ bị sùi mào gà. Người bệnh cũng cần đảm bảo việc tuân thủ tốt những nguyên tắc để tránh lây truyền bệnh cho người khác như rửa tay bằng xà phòng, quan hệ tình dục an toàn.

Sùi mào gà đốt có hết không?Sùi mào gà đốt có hết không?

Vừa rồi, Hanalab đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi bệnh sùi mào gà đốt điện có hết không? Hy vọng bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích qua bài viết trên.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Người bị viêm chân răng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
Bài viết tiếp theo: Cách làm quýt ngâm đường phèn phòng bệnh giao mùa »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao