• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Giải đáp thắc mắc: Người bệnh nên ăn gì sau khi mổ sỏi thận?

18/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau khi mổ sỏi thận sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh nên ăn gì sau khi mổ sỏi thận?

Tham vấn y khoa Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc làm việc tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATE cho biết, sỏi thận là tập hợp những tinh thể rắn được hình thành do khoáng chất hoặc muối axit kết tinh trong nước tiểu. Đối với những sỏi có kích thước nhỏ sẽ được thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, có những sỏi kích thước lớn hơn có thể lên tới vài cm thì sẽ bị mắc kẹt lại trong thận gây tổn thương và tắc đường tiểu.

Cùng Hanalab tìm hiểu thông tin cần thiết về bệnh sỏi thận, chế độ ăn uống sau khi mổ sỏi thận để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Mục Lục Bài Viết

  • Nên ăn gì sau mổ sỏi thận
  • Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sỏi thận

Nên ăn gì sau mổ sỏi thận

Sau mổ sỏi thận, người bệnh không được chủ quan mà nên ăn theo một chế độ nghiêm ngặt để phòng tránh sự tái phát của bệnh.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh sỏi thận nên ăn sau mổ:

Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho quá trình điều hòa và chuyển hóa thức ăn trong đường ruột, giúp người bệnh dễ dàng hơn khi đi đại tiện. Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ rất tốt đối với các trường hợp thực hiện tán sỏi thận qua da.

Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia cụ thể về các loại thực phẩm nên bổ sung. Một số thực phẩm giàu chất xơ như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, các loại đậu.

Thực phẩm giàu chất xơThực phẩm giàu chất xơ, canxi tốt cho người sau khi mổ thận

Thực phẩm giàu canxi: Theo các chuyên gia, để giảm tỉ lệ tái phát sỏi thận, người bệnh cần bổ sung đầy đủ lượng canxi vào cơ thể từ những loại thực phẩm có thể bổ sung canxi như tôm, cua, cá, sữa, các loại rau xanh đậm,…Ngoài ra, cũng có trường hợp phải sử dụng canxi theo dạng uống mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Uống nhiều nước: Nước là một trong những thực phẩm có tác dụng thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể rất tốt. Đối với người vừa mổ sỏi thận, việc bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải những chất lắng đọng ra ngoài cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Để kiểm tra mình đã uống đủ nước chưa bạn có thể quan sát màu sắc của nước tiểu. Khi cơ thể đủ nước nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, trắng.

Tham khảo thêm: Nhận biết tình trạng sức khỏe dựa trên màu sắc của nước tiểu

Đồng thời người bệnh cần lưu ý thêm một số thông tin sau:

  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày từ 3 bữa chính thành 6 đến 7 bữa ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều muối, đường, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm chứa nhiều caffein, rượu, bia,..
  • Nên ăn nhạt, dùng rau luộc, uổng đủ để giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sỏi thận

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận

Lạm dụng thuốc kháng sinh không theo đơn kê của bác sĩ: Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian quá dài có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều tinh thể purin hoặc ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận. Uống không đủ nước cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận do cơ thể không có đủ nước để lọc cũng như đào thải ra bên ngoài.

Nhịn tiểu là một trong nhửng nguyên nhân gây sỏi thậnNhịn tiểu là một trong nhửng nguyên nhân gây sỏi thận

Mất ngủ kéo dài: Trong lúc ngủ thận sẽ thực hiện chức năng tái tạo các mô tổn thương. Do đó, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài dẫn đến hình thành bệnh sỏi thận.

Nhịn ăn sáng: Dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột sẽ hình thành từ thói quen nhịn ăn sáng và từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.

Nhịn tiểu: Chất khoáng trong đường tiểu không được đào thải kịp thời và thường xuyên dẫn tới lắng đọng đến một lượng nhất định sẽ tạo thành sỏi.

Một số triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau lưng, đau vùng hố thận 2 bên: Sự xuất hiện của sỏi trong thận sẽ gây ra các vấn đề, cọ xát và tắc ứ nước tiểu dẫn tới hiện tượng đau lưng, sau đó lan dần xuống phía dưới bụng, hố thận.

Đau khi đi tiểu: Sỏi thận trong quá trình di chuyển từ niệu quản tới bàng quang rồi tới niệu đạo sẽ gây đau buốt trong khi tiểu.

Một số triệu chứng của bệnh sỏi thậnMột số triệu chứng của bệnh sỏi thận

Tiểu ra máu: Sỏi có thể gây ra những thương tổn trong quá trình chúng di chuyển từ thận đến bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.

Tiểu dắt: Người bị sỏi thận thường xuyên mắc phải tình trạng di tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu lại rất ít. Nặng hơn, có trường hợp bị tắc sỏi ở niệu quản khiến ứ nước tại thận.

Buồn nôn và nôn: Sỏi thận có thể tác động xấu đến mối liên quan giữa thận và ruột thông qua các dây thần kinh và dẫn tới tình trạng bị buồn nôn, nôn.

Sốt và cảm giác ớn lạnh: Người bị sỏi thận thời gian dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng gây sốt và cảm giác ớn lạnh cho người bệnh.

Bạn nên đến bác sĩ khám nếu gặp các triệu chứng trên để có thể chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Trường hợp bệnh trở nên nghiêm trong phải áp dụng phương pháp mổ để lấy sỏi.

Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho người bệnh sau khi mổ sỏi thận. Để mau chóng cải thiện sức khỏe và ngăn vừa bệnh tái phát, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.

Nguồn: https://medlatec.vn/

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Uống gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau cơn bệnh?
Bài viết tiếp theo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng cây huyền sâm trị bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao