• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Khỏi bệnh sau bao lâu thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?

14/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Bạn có biết khỏi bệnh sau bao lâu thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19 không? Nếu chưa thì hãy cùng Hanalab đi tìm hiểu tất tần tật về vấn đề này ngay nhé.

Trong tình hình sống chung với dịch Covid-19 hiện nay, số ca mắc vẫn tăng cao với sự lây lan nhanh chóng của biến chủng mới và khả năng tái nhiễm của F0 là vấn đề nhức nhối được mọi người quan tâm.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu sau bao lâu thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19, cùng Hanalab tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Một người có thể tái mắc Covid-19 bao nhiêu lần?
  • Sau bao lâu khỏi bệnh thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?

Một người có thể tái mắc Covid-19 bao nhiêu lần?

Việc tái nhiễm Covid-19 trước kia được xem là hiếm có, nhưng với sự xuất hiện của nhiều biến thể thì tình trạng này lại càng phổ biến.

Cụ thể, theo Guardian một trường hợp F0 là nữ sinh 20 tuổi học trường Y ở Anh, đã tái nhiễm Covid-19 tổng cộng 4 lần.

Tình trạng tái nhiễm Covid-19 ngày càng phổ biếnTình trạng tái nhiễm Covid-19 ngày càng phổ biến

Hay một trường hợp khác là Alon Helfgott, 12 tuổi tại Israel đã nhiễm lần lượt cả 3 chủng Alpha, Delta, Omicron. Tại Việt Nam hiện cũng đã có nhiều trường hợp được ghi nhận tái nhiễm với Covid-19.

Tham khảo thêm: Vì sao F0 đã tiêm đầy đủ vaccine nhưng vẫn tái nhiễm Covid-19?

Tại Việt Nam hiện cũng đã có nhiều trường hợp được ghi nhận tái nhiễm với Covid-19Tại Việt Nam hiện cũng đã có nhiều trường hợp được ghi nhận tái nhiễm với Covid-19

Vào tháng 12/2021 theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) đã công bố, biến chủng Omicron có khả năng tránh được miễn dịch, kể cả khi đã tiêm đủ vaccine hoặc nhiễm Covid-19 trước đó, vì sự suy giảm kháng thể.

Cũng theo một nghiên cứu ở Anh cuối năm 2021 cho thấy, khả năng chống lại chủng Omicron của F0 khỏi bệnh chỉ có 19%, còn ở người tiêm 2 liều vaccine thì cũng chỉ có 20%.

Khả năng chống lại chủng Omicron của F0 khỏi bệnh chỉ có 19%Khả năng chống lại chủng Omicron của F0 khỏi bệnh chỉ có 19%

GS.TS William Schaffner, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt tại Mỹ khẳng định: “Một số người quan niệm sau khi khỏi Covid-19, bạn sẽ được bảo vệ vĩnh viễn như từng mắc sởi. Nhưng hai loại virus gây hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Khả năng bảo vệ khỏi nCoV sẽ mất đi một cách tự nhiên sau thời gian”.

Qua đó cho thấy, với sự xuất hiện của biến chủng mới thì khả năng F0 khỏi bệnh hoặc những người đã tiêm vaccine sẽ tái nhiễm không chỉ 1 mà có thể nhiều lần.

Sau bao lâu khỏi bệnh thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?

Theo như một nghiên cứu ở Anh được thực hiện vào tháng 10/2021, khả năng tái nhiễm các biến chủng Covid-19 là khác nhau và F0 có thể tái nhiễm trong vòng 3 tháng đến 5 năm nếu không được tiêm vaccine đầy đủ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp F0 tái nhiễm chỉ sau 1-2 tháng, kể từ sau khi có sự xuất hiện của chủng Omicron.

Tham khảo thêm: Bệnh nhân bị tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm không?

Sau bao lâu khỏi bệnh thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?Sau bao lâu khỏi bệnh thì F0 có thể tái nhiễm Covid-19?

Giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là tiêm vaccine tăng cường. Theo như nghiên cứu của CDC, người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp đôi so với nhóm người đã tiêm phòng, nguy cơ nhập viện cũng cao gấp 5 lần nếu nhiễm Covid-19 lần tiếp theo.

Do đó, chúng ta cần phải tiêm vaccine đầy đủ để có thể chống chọi lại với những biến chủng của nCoV.

Hy vọng với những thông tin mà Hanalab đã tổng hợp trên đây sẽ giúp ích cho bạn, hãy nghiêm túc thực hiện quy tắc 5K và tăng cường luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe giữa đại dịch Covid-19 nhé.

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Giải đáp thắc mắc: Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?
Bài viết tiếp theo: 2 cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ đơn giản và nhanh khỏi bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao