• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Không sợ bé nhiễm bệnh lạnh vào mùa đông với quy tắc ‘4 ấm 1 lạnh’

22/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Thời tiết hiện đã trở lạnh, làm sao để giữ ấm được cho trẻ để tránh được những bệnh nhiễm lạnh gây ra. Tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé.

Thời tiết bắt đầu đã chuyển mình sang những ngày lạnh của mùa đông. Sức khỏe của trẻ trong giai đoạn nhiệt độ xuống thấp như thế này là điều mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhất. Nhưng các cha mẹ đừng lo, chỉ cần áp dụng những quy tắc dưới đây, những căn bệnh mùa đông sẽ không còn là nỗi lo nữa.

Mục Lục Bài Viết

  • Quy tắc 4 ấm 1 lạnh
  • Cách lựa chọn đồ giữ ấm cho bé trong ngày đông

Quy tắc 4 ấm 1 lạnh

4 ấm

Giữ bàn tay ấm

Tay thuộc bộ phận ngoại vi của cơ thể, nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác. Chính vì thế, bàn tay của trẻ cần phải được giữ ấm cần chú ý không để ra mồ hôi, không để lạnh.

Giữ ấm lưng

Việc giữ ấm lưng cho trẻ sẽ giúp phòng ngừa được nhiều căn bệnh, đặc biệt là chứng cảm mạo. Mặc áo là cách để giữ ấm lưng, nhưng giữ ấm như thế nào không phải ai cũng biết và thực hiện đúng.

Nếu trẻ mặc áo quá dày sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi ở lưng. Nếu không được lau hay thấm nhanh, mồ hôi sẽ thấm ngược vào lại cơ thể của trẻ. Ngược lại, nếu mặc áo cho trẻ quá mỏng, trẻ sẽ có thể bị nhiễm lạnh. Để kiểm tra, ba mẹ có thể xem ở cổ và lưng của trẻ, nếu thấy lạnh thì bé sẽ cần phải mặc thêm áo ấm.

Giữ ấm bụng

Cần giữ ấm phần bụng chủ yếu là để bảo vệ phần dạ dày còn non của trẻ. Ngoài ra, để trẻ không bị nhiễm lạnh, tốt cho đường tiêu hóa thì cha mẹ phải hết sức chú ý rằng, không để trẻ đổ nhiều mồ hôi, mặc áo quá ngắn.

Giữ ấm chân

Bạn sẽ cảm nhận thấy bàn chân khá ấm, lí do là chân chứa nhiều mạch và huyết và cũng là nơi nhạy cảm nhất của cơ thể. Nếu để chân của bé lạnh, có thể sẽ khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Theo Đông y, “khí lạnh đi vào từ chân” vì đây là nơi tập trung và liên kết các kinh mạch âm dương trong toàn cơ thể, nhiều huyệt vị trọng yếu nên là bộ phận dễ bị khí lạnh xâm nhập nhất.

1 lạnh

Nơi mà bậc cha mẹ cần giữ mát mở là ở phần đầu của trẻ. Nhiều người có quan niệm rằng phải che kín đầu, bảo vệ thóp cho bé, đây là điều thật sự không cần thiết. Phần đầu của trẻ nên được duy trì thông thoáng và thoải mái.

Không nên cho trẻ đội mũ khi bị sốt cũng như khi ngủ vì dễ gây đổ mồ hôi, thấm ngược vào người bé gây cảm lạnh. Tuy nhiên, việc đội mũ ấm lại rất cần thiết khi đưa trẻ ra ngoài, bởi hầu hết nhiệt độ cơ thể bị mất qua vùng đầu.

Cách lựa chọn đồ giữ ấm cho bé trong ngày đông

Nên cho trẻ mặc nhiều hơn một lớp áo so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết, lựa chọn cho bé những loại quần áo co giãn tốt và thông thoáng.

Hãy nhớ kiểm tra mồ hôi ở gáy, lưng của trẻ thường xuyên để đảm bảo bé mặc đủ ấm, không quá lạnh hoặc không quá nóng.

Nên cho bé mặc thêm đồ một cách từ từ, không nên mặc quá dày một cách đột ngột. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

Bạn nên mặc đồ cho bé một cách hợp lý dựa vào nhiệt độ cơ thể của bé. Thông thường, số áo không nên quá 4 cái vì sẽ khiến bé khó cử động.

Đối với các trẻ còn quá nhỏ, việc đắp chăn lúc ngủ cho bé cũng hết sức quan tâm. Nếu chăn quá nặng sẽ khiến bé bị khó thở hoặc ngạt thở nếu chẳng may chăn đè lên đường thở.

Nên chọn cho bé loại tất chân bằng bông và không cần quá dày, sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái và ấm áp.

Trên đây là một số quy tắc giúp giữ ấm cho bé hiệu quả vào thời tiết chuyển đông như thế này. Mong rằng, các cha mẹ sẽ nắm thêm được một số thông tin cần thiết để có thể chăm sóc cho bé tốt hơn.

Bạn sẽ quan tâm:

  • Cách chăm sóc trẻ trong ngày lạnh
  • Tất tần tật về những lưu ý khi chăm sóc trẻ mới sinh mẹ cần phải ghi nhớ
  • Thói quen để người lạ nựng và hôn trẻ gây hại đến bé như thế nào?

Tham khảo một số loại sữa cho bé đang có bán tại Hanalab:

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Rước thêm bệnh vào người vì ăn thịt heo sai cách
Bài viết tiếp theo: Bệnh viêm gan B là gì? Chế độ ăn uống thế nào khi bị viêm gan B »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao