• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Làm thế nào để phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa?

19/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Triệu chứng của bệnh virus RSV và cúm mùa khá giống nhau. Tìm hiểu cách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa qua bài viết sau để phát hiện nhanh chóng điều trị kịp thời.

Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp, bệnh do virus này gây ra có những biểu hiện khá giống với virus gây bệnh cúm.

Cả 2 bệnh đều là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp do tiếp xúc với virus gây bệnh lây truyền qua giọt bắn. Cùng tìm hiểu cách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa qua bài viết sau để phát hiện nhanh chóng điều trị kịp thời nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Cách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa
  • Điều trị RSV và cúm có giống nhau không?
  • Cách phòng ngừa bệnh do virus RSV và cúm mùa

Cách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa

Một số biểu hiện khá tương đồng khi nhiễm RSV và cúm mùa khiến việc chẩn đoán bệnh khó chính xác, cụ thể:

  • Đau đầu
  • Viêm họng, ho và hắt hơi
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Thở khò khè, khó thở
  • Chán ăn, ăn ít

Cách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùaCách phân biệt bệnh do virus RSV và cúm mùa

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa 2 bệnh này với các biểu hiện như:

  • Người mắc cảm cúm có thể bị tiêu chảy, trong khi người nhiễm virus RSV thì ít phổ biến hơn.
  • Trẻ nhỏ và người già thường dễ mắc virus RSV hơn, triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn như thở nông, nhanh, khó thở, chán ăn và tâm trạng hay cáu gắt. Người lớn và trẻ vị thành niên có khả năng ít mắc bệnh hơn, đồng thời triệu chứng cũng nhẹ hơn.

Để chẩn đoán chính xác bệnh tình ngay từ đầu thì mọi người nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để thăm khám nhé!

Điều trị RSV và cúm có giống nhau không?

Các trường hợp nhiễm virus RSV và cúm có thể được điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hay trẻ sơ sinh, người già sẽ cần điều trị tại bệnh viện.

Dưới đây là một số biện pháp có thể hỗ trợ làm giảm các biểu hiện bệnh do virus RSV và cúm gây ra:

  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý, nếu bị sốt thì cần bổ sung thêm điện giải để bù nước.
  • Có thể dùng máy tạo độ ẩm, thuốc xịt mũi, nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, giảm nghẹt mũi.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối để giảm đau họng. Lưu ý không nên súc miệng cho trẻ nhỏ.
  • Ăn uống đầy đủ bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đã kê toa, không tự ý dùng thuốc hay dùng kháng sinh.

Điều trị RSV và cúm có giống nhau không?Điều trị RSV và cúm có giống nhau không?

Cách phòng ngừa bệnh do virus RSV và cúm mùa

Cả 2 bệnh đều lây truyền trực tiếp qua giọt bắn, tiếp xúc với bề mặt có chứa virus. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh do virus RSV và cúm mùa gây ra thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với đồ vật ngoài cộng đồng.
  • Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng thường xuyên, nhất là trẻ em.
  • Vệ sinh không gian nhà ở, đồ dùng thường xuyên, đặc biệt là đồ chơi trẻ em.
  • Bổ sung nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt vào chế độ ăn uống.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị ho, sổ mũi, đau họng,…
  • Nên đeo khẩu trang nếu đi ra ngoài.
  • Cần tiêm chủng đầy đủ cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi vì có hệ miễn dịch kém.

Cách phòng ngừa bệnh do virus RSV và cúm mùaCách phòng ngừa bệnh do virus RSV và cúm mùa

Trên đây là những thông tin mới về việc phân biệt  bệnh do virus RSV và cúm mùa gây ra cũng như cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn: Medicalnewstoday.com, Báo Phụ nữ Việt Nam

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Nhóm thực phẩm tốt cho người bị bệnh rối loạn tiền đình
Bài viết tiếp theo: Lên thực đơn cho người bị táo bón khỏi bệnh nhanh và không tái phát lại »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao