• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Miệng chua là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục miệng chua

13/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Miệng chua là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục miệng chua ngay tại nhà nhé..

Miệng có vị chua là trình trạng phổ biến, đây không phải vấn đề đáng lo ngại, nhưng có thể làm bạn khó chịu và giảm vị ngon của thức ăn. Cùng Hanalab tìm hiểu về bệnh lý này cũng như cách khắc phục miệng chua ngay tại nhà qua bài viết sau đây nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Nguyên nhân khiến miệng có vị chua
  • Cách khắc phục tình trạng miệng bị chua

Nguyên nhân khiến miệng có vị chua

Miệng chua do vệ sinh răng miệng kém

Thói quen lười đánh răng và dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra vị chua trong miệng. Để cải thiện, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày ngay sau bữa ăn.

Bạn cũng đừng quên đến phòng khám nha khoa thường xuyên để được kiểm tra răng miệng.

Miệng chua do vệ sinh răng miệng kémMiệng chua do vệ sinh răng miệng kém

Miệng chua do mất nước

Trong nhiều trường hợp, miệng có vị chua có thể xuất phát từ một nguyên nhân rất đơn giản là do không uống đủ nước. Theo bác sĩ Tully: “Mất nước có thể khiến miệng bị khô và có thể làm thay đổi khẩu vị của bạn, đặc biệt là vị chua. Để hạn chế tình trạng mất nước, bạn nên uống ít nhất 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày.”

Miệng chua do mất nướcMiệng chua do mất nước

Miệng chua do hút thuốc lá

Miệng bị chua rất có thể là do thói quen hút thuốc lá, không những có hại cho sức khỏe mà còn có thể làm giảm vị giác và khiến bạn cảm thấy có vị chua hoặc khó chịu trong miệng. Để cải thiện tình trạng này chỉ có cách duy nhất bạn có thể thực hiện là bỏ thuốc.

Miệng chua do hút thuốc láMiệng chua do hút thuốc lá

Miệng chua do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có những tác dụng phụ không mong muốn như việc để lại vị chua trong khoang miệng. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra vị chua trong miệng, bên cạnh đó thuốc kháng histamin, hoặc các loại thuốc được sử dụng để hóa trị và xạ trị cũng gây ra triệu chứng tương tự.

Miệng chua do tác dụng phụ của thuốcMiệng chua do tác dụng phụ của thuốc

Miệng chua do nhiễm trùng hoặc bị bệnh

Khi cơ thể của bạn bị cảm lạnh hoặc viêm xoang, vị giác của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể bạn cảm thấy khỏe hơn.

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên rửa tay bằng nước rửa tay, tránh để tay lên mặt (đặc biệt là miệng, mũi và mắt) và hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị bệnh.

Miệng chua do nhiễm trùng hoặc bị bệnhMiệng chua do nhiễm trùng hoặc bị bệnh

Miệng bị chua do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Khi cơ mở – đóng giữa thực quản và dạ dày của bạn không đóng hoàn toàn sau khi ăn thì thức ăn và acid dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản.

Hiện tượng này là một nguyên nhân phổ biến khiến miệng bạn có vị chua. Để kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn như: Không ăn quá nhiều trong một bữa, không ăn sát giờ đi ngủ, kê đầu cao hơn thân khi ngủ.

Miệng bị chua do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)Miệng bị chua do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Miệng chua do mang thai

Trong thai kỳ, phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố làm nhiều thai phụ cảm thấy có vị đắng, vị chua hoặc vị kim loại ở trong khoang miệng. Tình trạng này sẽ được cải thiện và biến mất sau khi sinh con.

Miệng chua do mang thaiMiệng chua do mang thai

Miệng chua do tuổi tác

Tuổi cao chính là thủ phạm có thể gây ra vị chua trong miệng. Khi chúng ta già đi, các tế bào vị giác sẽ co lại và ít nhạy cảm hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn, đặc biệt dẫn đến tình trạng có vị chua trong khoang miệng.

Miệng chua do tuổi tácMiệng chua do tuổi tác

Cách khắc phục tình trạng miệng bị chua

Mặc dù miệng bị chua không phải vấn đề đáng lo ngại, nhưng có thể làm bạn khó chịu và giảm vị ngon của đồ ăn. Song, bạn hoàn toàn có thể trị chua miệng ngay tại nhà bằng những cách sau:

  • Uống đủ nước: Uống ít nhất từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình hydrat hóa trong cơ thể, tránh mất nước, giảm chua miệng.
  • Bỏ thuốc lá: Mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đồng thời có lợi cho hơi thở và hương vị trong miệng.
  • Đánh răng thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Bên cạnh đó dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau bữa ăn và lấy cao răng, kiểm tra răng miệng định kỳ.

Cách khắc phục tình trạng miệng bị chuaCách khắc phục tình trạng miệng bị chua

  • Rửa tay thường xuyên: Giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, ngoài ra bạn nên hạn chế chạm tay lên miệng, mũi và mắt; tránh tiếp xúc gần với người đang nhiễm bệnh.
  • Chế độ ăn uống đúng chuẩn: Ăn đủ chất, hạn chế ăn đồ có chất axit, chia các bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và không ăn sát giờ đi ngủ.
  • Lối sống lành mạnh: Duy trì cân nặng hợp lý, kê cao đầu khi ngủ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Điều trị sớm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bên trên là những nguyên nhân khiến miệng có vị chua và cách khắc phục ngay tại nhà. Mong qua bài viết có thể giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị, cũng như rút ra những bài học để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là biểu hiện bệnh gì?
Bài viết tiếp theo: Người bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng gì? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao