• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu?

19/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Bạn có biết sau khi bị các vết thương hở bao lâu thì nên tiêm phòng bệnh uốn ván không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây ngay nhé.

Uốn ván là bệnh cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe con người, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được tiêm phòng kịp thời. Bệnh uốn ván xảy ra khi các vết thương hở bị vi khuẩn xâm nhập gây nên nhiễm khuẩn cấp tính. Vậy nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu? Cùng Hanalab tìm hiểu ngay nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?
  • Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu?
  • Cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn uốn ván

Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?

Bệnh uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên và xâm nhập qua các vết thương hở. Bệnh uốn ván sau khi xuất hiện triệu chứng thì có nguy cơ tử vong cực kỳ cao, vì thế cần tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?

Đối với các vết thương nặng, hở sâu do tai nạn giao thông hay bị đinh, vật nhọn đâm vào thì cần ngay lập tức tiêm phòng uốn ván khẩn cấp. Còn với các vết thương nhẹ hơn như bỏng, trầy xước thì có thể thực hiện vệ sinh và sơ cứu trước. Tuy nhiên cũng nên tiêm phòng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Theo Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tiêm vắc xin phòng uốn ván được khuyến cáo sử dụng cho tất cả mọi người. Vì thế khi bị thương thì có thể đến ngay các trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng kịp thời, nếu để xảy ra triệu chứng thì rất có khả năng tử vong.

Tiêm phòng uốn vánTiêm phòng uốn ván

Nên tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương bao lâu?

Bệnh uốn ván có thể ủ bệnh trong từ 3-21 ngày sau khi nhiễm khuẩn, thông thường là từ 7-8 ngày. Theo dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy – Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tốt nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương là trong vòng 24 giờ.

Thời gian tốt nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương là trong vòng 24 giờ.Thời gian tốt nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván sau khi bị thương là trong vòng 24 giờ.

Khoảng thời gian này là thời gian tốt nhất tiêm vắc xin để bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn uốn ván xâm nhập gây bệnh. Tiêm vắc xin sau 24 giờ kể từ khi bị thương sẽ làm giảm khả năng bảo vệ bạn, tuy nhiên thì không có nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc xin nữa. Tốt nhất, hãy cố gắng tiêm phòng uốn ván sớm nhất ngay sau khi bị thương nếu có thể.

Cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn uốn ván

Sơ cứu vết thương là cực kỳ cần thiết để hạn chế vi khuẩn uốn ván xâm nhập và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn lên đến 4 giờ. Vậy nên ngay sau khi bị thương, bạn có thể thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

Bước 1 Rửa sạch vết thương và loại bỏ các chất bẩn, dị vật ở vết thương dưới vòi nước sạch hoặc có thể sử dụng oxy già.

Bước 2 Rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng.

Bước 3 Băng bó vết thương và đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.

Cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn uốn vánCách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn uốn ván

Vừa rồi là các thông tin về việc tiêm vắc xin phòng uốn ván sau khi bị thương và cách sơ cứu vết thương hạn chế sự xâm nhập vi khuẩn bệnh uốn ván. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế VinMec

Mua trái cây tươi các loại tại Hanalab để bồi bổ sức khoẻ, tăng sức đề kháng:

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « 5 loại cá tốt cho người bị tiểu đường, người bị bệnh tim mạch
Bài viết tiếp theo: 6 điều bạn không được nói dối với bác sĩ khi đi khám bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao