• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Nên và không nên ăn gì khi bị ù tai để bệnh không nặng thêm?

15/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Chế độ ăn cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện bệnh ù tai. Xem ngay những thực phẩm nên ăn và không nên ăn để tránh khiến bệnh nặng thêm nhé.

Ù tai là vấn đề khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ù tai cũng như giảm các triệu chứng của bệnh.

Sau đây Hanalab sẽ chia sẻ đến bạn những thực phẩm nên và không nên ăn để bệnh ù tai không nặng thêm nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Người bị ù tai nên ăn gì?
  • Người bị ù tai không nên ăn gì?

Người bị ù tai nên ăn gì?

Thực phẩm chứa vitamin B12

Theo một nghiên cứu của Israel được công bố trên Tạp chí Tai Mũi Họng Mỹ chứng minh rằng chứng ù tai có liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể. Vì thế việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá thu, cá hồi, gà, trứng là vô cùng cần thiết để cải thiện chứng bệnh ù tai.

Thực phẩm chứa vitamin B12Thực phẩm chứa vitamin B12

Thực phẩm chứa bromelain

Bromelain được biết đến là một chất có tác dụng giảm sưng, viêm khá hiệu quả. Vì thế chất này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh ù tai cũng như viêm nhiễm do ù tai. Dứa là một thực phẩm chứa nhiều bromelain mà bạn nên bổ sung thường xuyên cho cơ thể.

Thực phẩm chứa bromelainThực phẩm chứa bromelain

Thực phẩm chứa kali

Loại bỏ các phần dịch thừa trong tai cũng là một cách giúp làm giảm chứng bệnh ù tai hiệu quả. Kali được chứng minh là chất có khả năng điều chỉnh các dòng chảy dịch trong cơ thể, từ đó sẽ hỗ trợ loại bỏ phần dịch thừa này trong tai. Một số thực phẩm chứa nhiều kali mà người bị ù tai nên ăn là mơ, khoai lang, lê, đu đủ, chuối, xoài, táo.

Thực phẩm chứa kaliThực phẩm chứa kali

Thực phẩm chứa kẽm

Nguyên nhân gây nên hiện tượng ù tai cũng có thể là do cơ thể thiếu kẽm. Vì thế nếu bị ù tai bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm như các loại hạt, chocolate, sữa chua, thịt gà, thịt bò, thịt cừu.

Thực phẩm chứa kẽmThực phẩm chứa kẽm

Thực phẩm chứa folate

Folate là chất giúp cải thiện lưu lượng máu đến tai, cực kỳ hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ù tai, đau tai, mất thính lực. Các thực phẩm như cải bó xôi, xà lách, bông cải xanh, măng tây và cải ngọt và những thực phẩm chứa nhiều folate giúp cải thiện tích cực bệnh ù tai.

Thực phẩm chứa folateThực phẩm chứa folate

Người bị ù tai không nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị bệnh ù tai thì nên hạn chế nhất có thể các thực phẩm chứa nhiều đường như sữa, kẹo, đồ ngọt vì những thực phẩm này có thể khiến chứng ù tai nặng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đườngThực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm cay, nóng

Việc ăn quá cay, nóng cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông đến tai và có thể làm giảm lượng oxy đến tai, từ đó gây ù tai và điếc đột ngột. Vậy nên bạn nên hạn chế ăn ớt, tiêu, sa tế, đồ nóng thường xuyên để tránh bệnh trở nặng.

Thực phẩm cay, nóngThực phẩm cay, nóng

Thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, dầu mỡ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa có thể làm giảm lưu lượng máu tới tim từ đó giảm lưu lượng máu tới tai, khiến bệnh ù tai nặng hơn. Vậy nên bạn nên tránh ăn những thực phẩm này.

Thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, dầu mỡThực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, dầu mỡ

Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe, hệ thần kinh mà còn khiến bệnh ù tai nặng hơn. Tốt nhất bạn không nên dùng các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.

Chất kích thíchChất kích thích

Trên đây là những thực phẩm nên ăn và không nên ăn đối với những người bị bệnh ù tai để chứng bệnh không đổ nặng. Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguồn: Tạp chí Sức khỏe +

Chọn mua trái cây chất lượng các loại tại Hanalab để thưởng thức nhé:

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Cây vấn vương là gì? Tác dụng chữa bệnh của cây vấn vương
Bài viết tiếp theo: 5 bí quyết chăm sóc tóc mùa hè, tóc bóng mượt, bồng bềnh đầy sức sống »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao