• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Người bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng gì?

13/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bướu cổ là do chế độ ăn uống không hợp lý. Vậy trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng những gì để mau chữa khỏi, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh bướu cổ xuất hiện do sự tăng trưởng của tuyến giáp trên. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng thừa hoặc thiếu lượng muối iốt trong bữa ăn hằng ngày. Đối với trẻ em, việc cung cấp không đủ lượng muối iốt không chỉ gây bướu cổ mà còn dẫn đến bệnh đần độn.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người mắc bệnh bướu cổ cần cân nhắc kĩ lưỡng trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp để bệnh được điều trị tốt hơn.

Mục Lục Bài Viết

  • Người bị bướu cổ không nên ăn gì?
  • Người bị bướu cổ nên ăn gì?

Người bị bướu cổ không nên ăn gì?

Các loại rau họ cải

Rau cải là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng khi bạn mắc phải bệnh bướu cổ thì nên hạn chế sử dụng những loại rau củ này. Vì trong rau củ có chứa chất lưu huỳnh, loại chất này là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ bằng cách lấy đi lượng iốt cần thiết cho tuyến giáp và ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất iốt.

Người bị bướu cổ nên kiêng hầu hết các loại rau họ cải, đặc biệt là bắp cải. Đây là loại rau phổ biến và quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Tuy trong bắp cải có rất nhiều chất xơ tốt cho cơ thể nhưng thành phần oxy hóa trong bắp cải có thể làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phì to ra.

Tuy nhiên, người bị bướu cổ vẫn có thể sử dụng thực phẩm này nhưng phải chế biến và làm sạch kĩ lưỡng, thái nhỏ ra và ngâm nước muối khoảng 10-20 phút trước khi nấu, vì khi đó chất goitrin trong bắp cải sẽ bị phân giải hết, tránh làm bướu cổ bị nặng hơn.

Cần kiêng cử các loại rau họ cải:

Đậu nành

Người bị bướu cổ đang trong quá trình điều trị nên đặc biệt kiêng ăn đậu nành và các món làm từ đậu nành. Vì trong đậu nành có tính kháng giáp, nó sẽ ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ iốt làm bệnh bướu cổ trở nên nặng hơn và khó điều trị.

Kiêng ăn đậu nành

Thực phẩm có cồn

Các chất kích thích có trong thực phẩm như cafe, bia, rượu, nước có ga,.. sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể, làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh bướu cổ, nên người bệnh cần tránh những sản phẩm này để có kết quả điều trị tốt nhất.

Kiêng các thực phẩm có cồn

Người bị bướu cổ nên ăn gì?

Hải sản

Người mắc bệnh bướu cổ thường là do cơ thể thiếu iốt, vậy nên hải sản là nguồn cung cấp dưỡng chất này một cách dồi dào và đầy đủ nhất.

Vì trong hải sản có thủy ngân nên các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên rằng bạn chỉ nên ăn 200gr/ ngày và một tuần chỉ nên ăn khoảng 2-3 ngày thôi nhé.

Người bứu cổ không nên ăn hải sản

Sữa chua, pho mát:

Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng iốt và canxi rất cao, hai loại chất này rất cần thiết cho những người bị mắc bệnh bướu cổ. Hơn thế nữa, sữa chua còn có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp tăng khẩu vị cho người bệnh vì bướu cổ gây ảnh hưởng đến vị giác.

Sữa chua có độ tráng men cao, rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì thế bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày (khoảng 1-2 hủ) nhưng cần tránh ăn sau khi dùng bữa vì sẽ rất dễ tăng cân. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là vào buổi trưa và buổi tối.

Người bệnh bướu cổ không nên ăn sữa chua, pho mát

Khoai tây

Là một trong những loại củ chứa lượng iốt khá cao, cực kì tốt cho người đang trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ. Mách nhỏ bạn là khi nấu khoai tây, bạn nên để nguyên vỏ thay vì bỏ vỏ đi như trước đây. Vì làm như vậy sẽ tăng thêm lượng iốt trong khoai tây khi chế biến đấy!

Cái gì nhiều quá thì cũng không tốt, bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, khoảng 300gr/ngày là đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bướu cổ không nên ăn khoai tây

Tìm hiểu thêm người khi bị u tuyến giáp kiêng gì để mau khỏi bệnh và tốt cho sức khỏe nhé!

Qua những thông tin bài viết chia sẻ, hi vọng các bạn sẽ tránh được những loại thực phẩm không nên ăn để có quá trình điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả. Và đừng quên bổ sung các thực phẩm cần thiết để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị nhé!

Khỏe, đẹp mỗi ngày

Kinh nghiệm hay

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Miệng chua là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục miệng chua
Bài viết tiếp theo: Bạn gái chia sẻ cách chăm tóc mọc dài và bồng bềnh với vitamin B5 »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao