• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em

21/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Cao huyết áp ở trẻ em đang ngày càng phổ biến cùng những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em.

Trước đây, cao huyết áp chỉ  đa số xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này và rất khó phát hiện. Hanalab sẽ mang đến cho bạn nguyên nhân gây ra và những vấn đề xoay quanh bệnh cao huyết áp ở trẻ em.

Mục Lục Bài Viết

  • Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em
  • Chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ
  • Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Cũng tương tự như người trưởng thành, bệnh cao huyết áp ở trẻ em có 2 nguyên nhân thứ phát và nguyên phát.

Nguyên nhân thứ phát: Chủ yếu là hệ quả của một số bệnh lý khác như bệnh nhu mô thận hay mạch máu thận, suy thận mạn, hẹp eo động mạch chủ, bệnh lý mạch thận, xuất huyết nội sọ, cường giáp, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh,…

Nguyên nhân thứ phátNguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân nguyên phát: Thường liên quan đến bệnh cao huyết áp bẩm sinh do di truyền hoặc gia đình có tiền sử bệnh, tình trạng béo phì, chế độ dinh dưỡng và hoạt động chưa hợp lý, stress,…

Nguyên nhân nguyên phátNguyên nhân nguyên phát

Ngoài ra, những trẻ có tiền sử sinh non, bệnh tim bẩm sinh, trẻ được ghép tủy, ghép nội tạng hoặc có bệnh thận, bệnh tuyết giáp,… cũng có nguy cơ bị cao huyết áp, cần có kế hoạch theo dõi huyết áp để bảo đảm phát hiện bệnh sớm.

Chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ

Tuy nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em khá giống với người lớn nhưng lại rất khó nhận biết và chẩn đoán được bệnh. Năm 2017, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã ban hành một số hướng dẫn về chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ em.

Đối với trẻ em, không thể đưa ra một mức huyết áp bình thường cụ thể để chẩn đoán trẻ có bị bệnh hay không mà phải xem xét kết quả đo dựa vào các yếu tố khác như độ tuổi, giới tính và chiều cao.

Chẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻChẩn đoán bệnh lý cao huyết áp ở trẻ

Không chỉ vậy, người nhà cũng cần cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng và hoạt động, tình trạng sinh hoạt của bé tại trường học và ở nhà,… để đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhi làm các xét nghiệm cơ bản như máu, nước tiểu,… và tùy vào bệnh lý của trẻ mà có thể làm thêm một số xét nghiệm khác như chụp động mạch thận, định lượng hormon, chụp cộng hưởng từ sọ não,…

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trẻ em từ 3 tuổi trở lên nên được kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi năm để theo dõi sát sao và phát hiện bệnh được sớm nhất.

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Vì cao huyết áp ở trẻ em là một căn bệnh “giết người trong thầm lặng” nên cách tốt nhất chính là phải phòng ngừa nó trước khi quá muộn. Bằng cách thay đổi lối sống và có chế độ ăn uống khoa học, trẻ có thể dễ dàng phòng ngừa căn bệnh này:

  • Không để trẻ trong tình trạng thừa cân, béo phì và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị và tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như chất xơ, canxi, vitamin,… từ rau, củ, trái cây. Cha mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh thực đơn cho bé bằng cách sử dụng các loại cá nhiều hơn các loại thịt, thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật, bổ sung các loại sữa và hạt để cung cấp thêm canxi, hạn chế những món chiên rán, xào và không nêm quá nhiều gia vị vào các món ăn.
  • Tăng cường các hoạt động thế chất, tạo cho trẻ thói quen tập thể dục hằng ngày, tham gia các trò chơi thể thao, hoạt động vui chơi ngoài trời,… đồng thời không để trẻ sử dụng điện thoại di động hay ngồi trước màn hình tivi, máy tính quá lâu.
  • An ủi, động viên tinh thần và tạo cơ hội tâm sự với trẻ nhiều hơn, không nên tạo áp lực và gây căng thẳng cho trẻ.

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ emPhòng ngừa bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Vậy là Hanalab giới thiệu xong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em rồi. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích đến cho bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Chọn mua sữa bột cho bé chất lượng tại Hanalab nhé:

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Cách tập yoga giúp cải thiện tinh thần, hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm
Bài viết tiếp theo: Triệu chúng và nguyên nhân của bệnh lồng ruột cấp ở trẻ »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao