• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Những triệu chứng khi bị cúm gia cầm và những việc phải làm khi phát hiện bệnh

21/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Cúm gia cầm đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần trang bị thêm thông tin và kiến thức về loại bệnh nguy hiểm này. Bách hóa xanh sẽ chia sẻ cho bạn triệu chứng của cúm gia cầm và những điều cần làm khi phát hiện . Tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim) và có thể xâm nhiễm sang một số loài động vật có vú. Cúm gia cầm lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, virus cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm từ người qua người và có gây tử vong cao. Vậy, hãy tìm hiểu triệu chứng của cúm gia cầm và những việc phải làm khi phát hiện bệnh ngay nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm
  • Khi phát hiện bệnh cần phải làm gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm gia cầm

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện sau 2-8 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh.

Đối với gia cầm (gà, vịt) thì gà sẽ nhiễm trùng huyết, viêm đường hô hấp và xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da. Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ, tỉ lệ chết có thể lên đến 90% và trong 3 – 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết hết toàn đàn. Các đàn gà nhiễm bệnh có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Trước khi chết gia cầm nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng thần kinh gồm bại liệt và xoăn vặn cổ. Bệnh tích có thể quan sát được là phổi xung huyết trầm trọng, lách sưng to, mề, tiền mề và ruột xuất huyết. Xuất huyết dưới da của ống chân, phù quanh mí mắt, mào và tích tụ huyết xanh tím.

Đối với con người, cúm gia cầm gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và ở những trường hợp nghiêm trọng sẽ gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.

Khi phát hiện bệnh cần phải làm gì?

Khi phát hiện có dấu hiệu và triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở cơ sở chăn nuôi, bạn cần báo ngay cho cán bộ thú ý địa phương để có biện pháp xử lí kịp thời. Ngoài ra, bạn không được bán chạy gà ốm, ăm thịt gia cầm trong đàn bị bệnh và vứt xác chết bừa bài. Đặc biệt, để không lây lan, bạn phải bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột theo quy định của thú y.

Đối với người, nếu phát hiện mắc bệnh hoặc có những triệu chứng trên, bạn cần phải đến ngay cơ sở bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và chuẩn đoán. Người bệnh sẽ được nằm tại phòng bệnh cách ly và bác sĩ có thể cho thở máy nếu người bệnh bị nhiễm trùng nặng. Người thân hoặc những người khác đã tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng có thể được kê đơn thuốc kháng virus để phòng ngừa bệnh, ngay cả khi họ không bị bệnh.

Cúm gia cầm là một dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh, cần báo ngay với cơ quan y tế để được hỗ trợ và điều trị. Đặc biệt, khi phát hiện ở vật nuôi, cần phải tiêu hủy và không được dùng kháng sinh hay dược liệu để tự điều trị vì tất cả các loại kháng sinh đều không có tác dụng với cúm gia cầm. Virus cúm gia cầm lây lan rất nhanh nên bạn cần phải biết cách phòng ngừa, các triệu chứng và cách xử lý để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn biết thêm thông tin về cúm gia cầm. Trước sự phức tạp của dịch bệnh hiện nay, hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình để tránh tình trạng bệnh chồng bệnh nhé!

Nguồn Wikipedia

Chọn mua gia cầm đã được kiểm dịch tại Hanalab gần nhất.

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Ăn cá kèo có thể chữa bệnh, bạn đã biết?
Bài viết tiếp theo: 6 thói quen xấu khi ăn sáng ở người bệnh tiểu đường gây hại sức khỏe »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao