• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Những việc cần làm ngay sau khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại

18/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Chó cắn rất nguy hiểm, vết thương nặng có thể dẫn đến tử vong. Tham khảo bài viết sau đây để biết cách xử lí khi bị chó cắn để không ảnh hướng đến sức khoẻ nhé.

Chó là vật nuôi yêu quý của nhiều người, nhiều nhà còn nuôi chó để giữ nhà,… Không may bạn bị chó cắn, có thể là chó ngoài đường hoặc là chó trong nhà đều cần biết cách xử lí để đề phòng bệnh dại. Sau đây là những việc cần làm ngay sau khi bị chó cắn.

Mục Lục Bài Viết

  • Vệ sinh vết cắn
  • Kiểm tra vết cắn
  • Băng bó vết thương
  • Theo dõi con chó cắn mình
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Vệ sinh vết cắn

Rửa sạch vết cắnRửa sạch vết cắn

Khi bị chó cắn thì việc đầu tiên cần làm là vệ sinh vết cắn sạch sẽ bằng cách tách quần hoặc áo ra khỏi vết cắn, việc này  giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương.

Tiếp theo rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, nếu dùng nước ấm thì càng tốt, không nên chà sát quá mạnh sẽ làm vết thương thêm nặng hơn.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, việc vệ sinh vết thương rất quan trọng có thể giảm đến 30% nguy cơ phát dại. Ngoài rửa bằng nước thì có thể dùng xà phòng, cồn rửa tay, thậm chí là nước rửa chén để vệ sinh vết thương. Lưu ý phải rửa kỹ nhưng không làm loét vết thương hoặc khiến vết thương tổn thương sâu hơn, tuyệt đối không bóp nặn vết thương.

Tham khảo thêm: Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý khi bị chó cắn nhanh, an toàn

Kiểm tra vết cắn

Kiểm tra vết chó cắn

Sau khi vệ sinh vết thương xong thì cần kiểm tra vết thương, nếu bị nhẹ hoặc chỉ trầy xước ngoài da thì bạn băng bó vết thương lại.

Còn nếu vết cắn sâu từ 2cm, cắn ngay vùng gần đầu, bộ phận sinh dục, vết thương chảy máu không ngừng, có quá nhiều vết cắn thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Băng bó vết thương

Băng bó vết chó cắn

Vệ sinh vết thương xong thì dùng vải sạch hoặc băng gạc để băng bó vết thương lại nhầm cầm máu và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Không nên băng quá chặt sẽ làm máu khó lưu thông.

Trường hợp vết cắn quá sâu và chảy nhiều máu, sau khi băng bó sơ bộ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh mất nhiều máu.

Theo dõi con chó cắn mình

Theo dõi chó cắn mình

Việc tiếp theo là theo dõi con chó cắn mình là chó nhà hay chó hoang, nếu là chó nhà  thì yêu cầu nhốt lại để tiện theo dõi, còn nếu là chó hoang thì cần báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Đến cơ sở y tế gần nhất

Sau khi thực hiện các việc trên thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra tình trạng cũng như chích ngừa để phòng tránh bệnh dại.

Tham khảo: Tiêm ngừa chó cắn ở đâu, giá bao nhiêu? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết được các cách xử lí cơ bản khi không may bị chó cắn để đề phòng bệnh dại nhé.

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Bí quyết giúp mái tóc bồng bềnh bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Bài viết tiếp theo: Uống nước ngọt có gây bệnh tiểu đường ở trẻ? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao