• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnh

11/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Tuy rằng bạn chỉ vô thức làm, hành động bạn rung chân trước mặt người khác không những sẽ gây khó chịu đối với đối phương mà còn có thể tiềm ẩn một số bệnh mà có thể bạn không biết.

Thông thường, một số người khi đang làm việc sẽ ngồi rung chân một cách vô thức mà đến khi được nhắc nhở thì mới nhận ra được. Vậy tại sao người ta lại rung chân và nó có phải dấu hiệu báo rằng bạn đang không ổn? Theo BS. Thanh Hoài, việc rung chân vô thức, hành động này lại vô tình biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe.

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnh

Xem ngay Video RUNG CHÂN không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn TIỀM ẨN NHIỀU LOẠI BỆNH

Mục Lục Bài Viết

  • Những nguyên nhân gây bệnh rung chân
  • Làm thế nào giảm rung chân?

Những nguyên nhân gây bệnh rung chân

Do quá tập trung

Đối với nhiều người, việc rung chân sẽ làm cho người ta cảm thấy tập trung hơn. Một số bài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi khu vực quản lý các hoạt động nhận thức và vận động chồng chéo nhau ở não bộ của chúng ta, thế nên việc rung chân sẽ có liên kết với hoạt động tập trung. Đặc biệt khi bạn gặp một điều gì đó khó để giải quyết, việc bạn rung chân sẽ giúp cơ thể bạn giải phóng năng lượng hệ thần kinh.

Có một chứng có tên là tăng động kém tập trung (ADHD). Những người bị luôn trong tình trạng muốn hoạt động nhiều, và việc rung chân sẽ giảm được áp lực này cho họ.

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnhViệc rung chân sẽ khiến người ta tập trung hơn

Bồn chồn hay chán nản

Đối với một số người, khi họ rơi vào tình trạng bồn chồn hay chán nản thì người ta sẽ chọn cách rung chân để giải tỏa. Đặc biệt, đối với những người có sự hiếu động cao, tần suất họ rung chân cũng sẽ cao hơn.

Do dùng chất tăng lực

Một số người khi sử dụng một số chất như nicotin có trong thuốc lá hay caffeine trong nước tăng lực hoặc cà phê sẽ bị lo lắng, hồi hộp. Và khi này họ thường có xu hướng rung chân nhiều hơn.

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnhMột số người thường bị lo lắng hay hồi hộp khi uống cà phê

Hội chứng chân không nghỉ

Đối với những người bị mắc hội chứng chân không ngừng nghỉ hay là RLS, họ sẽ có triệu chứng là rung chân không ngừng nghỉ ngay cả khi họ nằm trên giường. Theo Cleveland Clinic, những người mắc Hội chứng RLS thường là người già, và phần lớn là phụ nữ.

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnh

Tự kỷ

Đối với những bệnh nhân tự kỷ, thói quen rung chân hình thành bởi họ có khuynh hướng lặp đi lặp lại những hành động của mình bởi vì sự tự kích thích của bản thân.

Rung chân không chỉ là một hành động thiếu lịch sự mà còn tiềm ẩn bệnhMột số bệnh nhân tự kỷ có thói quen rung đùi

Làm thế nào giảm rung chân?

Đối với tình trạng bệnh lý cụ thể hay do khuyết tật, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám đưa ra liệu pháp điều trị, từ đó mà giảm cơn rung chân. Một số biện pháp giúp làm giảm bệnh rung chân:

Hội chưng run chân không nghỉ (RLS)

  • Nếu triệu chứng chỉ mang tính chất nhẹ, có thể khắc phục bằng cách tham gia các hoạt động tập luyện như Yoga, tập thể dục, thiền định và tắm nóng.
  • Nếu triệu chứng nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt thì tốt nhất bệnh nhân nên dùng thuốc. Các loại thuốc có chứa dopaminnergic kích thích đường dẫn dopamine trong não và từ đó làm giảm các triệu chứng run chân.
  • Thuốc chống động kinh hoặc thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng này.
  • Ngoài ra, bạn có thể áp dụng viết nhật ký về điều bạn làm trước khi triệu chứng trầm trọng để bác sĩ dễ dàng xác định đâu là hoạt động gây ra triệu chứng, từ đó có thể phòng tránh triệt để.

Nồng độ Adrenaline trong cơ thể

Một trong những lí do gây rung chân khác là do liên quan đến nồng độ adrenaline. Dư thừa adrenaline có thể khiến bạn rung chân và khó có thể dừng lại được. Một số phương pháp chữa rung chân bạn có thể thực hiện như:

  • Chạy bộ là cách để cơ thể sử dụng nguồn adrenaline và ngăn sự rung lắc chân.
  • Hít vào thật sâu, thở ra thật chậm rãi cũng hưu ích cho việc khống chế lại chân run khi đang ngồi.
  • Khoa học chứng minh, hét to cũng là một cách tuyệt vời để tiêu thụ và giảm adrenaline trong cơ thể.
  • Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tránh được việc thiếu chất dinh dưỡng trong cơ, đây được xem là nguyên nhân làm trầm trọng hơn bệnh rung chân ở một số người.

Việc rung đùi đối với nhiều người thì nó là một hành động thiếu chuyên nghiệp, đồng thời nó cũng có thể là tín hiệu cho bạn biết rằng bạn đang bị một bệnh nào đó. Khi bạn không thể tự làm chủ được, bạn có thể liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị đúng cách nhé!

Nguồn: Suckhoedoisong

Bạn sẽ quan tâm:

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Cách diệt lăng quăng hiệu quả phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Bài viết tiếp theo: Móng chân bị đen là bệnh gì? Cách trị móng chân bị đen »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao