• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Sử dụng nồi nhôm theo cách này, vừa nấu ăn không ngon lại còn gây bệnh

17/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Nồi nhôm là người bạn thân thiết của hầu hết các bà nội trợ bởi vì nồi nhôm bền và dùng trong nấu ăn giữ nhiệt rất tốt. Thế nhưng, nếu bạn sử dụng nồi nhôm theo cách dưới này, vừa nấu ăn không ngon lại còn gây bệnh. Cùng tìm hiểu bạn nha!

Nồi nhôm rất được ưa chuộng trong nấu nướng. Nhưng để nồi nhôm luôn bền bỉ để có thể sử dụng hoài thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Mặc dù rất tốt, thế nhưng nếu bạn sử dụng sai cách, nồi nhôm không chỉ nấu ăn không ngon mà còn gây hại đến sức khoẻ của người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu xem sử dụng nồi nhôm như thế nào là sai cách, có hại cho sức khoẻ để có thể rút kinh nghiệm tránh đi bạn nha!

Mục Lục Bài Viết

  • Những sai lầm khi dùng nồi nhôm
  • Cách sử dụng nồi nhôm bền hơn

Những sai lầm khi dùng nồi nhôm

Dùng vật kim loại sắc nhọn

Dùng vật kim loại sắc nhọnDùng vật kim loại sắc nhọn

Thông thường, bạn hay có thói quen dùng sạn bằng kim loại sắc nhọn để xào, chiên hoặc trở mặt thức ăn. Thế nhưng, điều đó chính là nguyên nhân làm hỏng lớp oxy hoá của nồi chảo hợp kim nhôm. Không những vậy, thức ăn nấu trong nồi bị trầy xước sẽ dễ tạo ra chất độc đe dọa đến sức khỏe của bạn khi phản ứng với nồi nhôm.

Do đó, khi nấu đồ ăn với nồi nhôm thì nên lựa chọn các vật nấu ăn bằng gỗ, vật chịu nhiệt hoặc silicon để sử dụng khi chế biến thức ăn.

Nấu quá mặn, quá chua thức ăn trong chảo hợp kim nhôm

Nồi hợp kim nhôm không khuyến khích bạn đựng, nấu các món ăn có muối, nước mắm, giấm hoặc những món ăn có vị quá mặn và chua. Bởi vì những món ăn đó khi kết hợp sẽ tạo ra hiện tượng muối nhôm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cả gia đình. Để tốt cho sức khỏe, bạn cũng không nên ăn những món quá mặn hoặc chua, điều đó sẽ làm hại đến dạ dày bạn rất nhiều.

Dùng miếng rửa chén nhám, hoặc giẻ rửa bát có kim loại để rửa nổi

Trên các sản phẩm nồi hoặc chảo nhôm thường được quét một lớp chống oxy hóa, chống trầy xước để nồi không bị phản ứng với những thức ăn được nấu trong nồi gây hại đến sức khỏe người sử dụng.

Do đó, nếu sử dụng miếng rửa chén nhám hoặc giẻ rửa bát có kim loại, chúng sẽ dễ làm mất đi lớp chống trầy và lớp chống oxy hoá, ngoài ra còn làm chảo bị trầy nữa. Do đó, khăn hoặc cọ mềm, miếng rửa chén bọt biển sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho bạn để vệ sinh nồi, chảo nhôm.

Nếu như thức ăn dính nồi hoặc chảo quá nhiều, giải pháp cho bạn sẽ là một chút ít nước nóng ngâm vào trước khi rửa khoảng 30 phút, cặn thức ăn sẽ nhanh chóng bị mềm và bạn rửa sạch dễ dàng.

Chọn kích cỡ nồi hoặc chảo không phù hợp với bếp

Khi nấu nướng, nồi chảo nhôm có kích cỡ phù hợp, phần đáy phẳng và rộng sẽ giúp năng lượng truyền đi nhanh và thời gian nấu chín thức ăn sẽ được giảm lại, giảm hao phí năng lượng, tiết kiệm tiền điện, tiền ga.

Khi đặt nồi và chảo nhôm lên bếp, bạn lưu ý nên đặt cân bằng ở ngay chính giữa lò hoặc bếp để nhiệt lượng toả ra đều khi đun nấu, giúp thức ăn chín đều hơn.

Cách sử dụng nồi nhôm bền hơn

Nồi nhôm khi mới mua về bạn chỉ nên dùng nó để xào hoặc nấu thức ăn trước sẽ tốt hơn. Trước khi đặt nồi lên bếp bạn cần đảm bảo nồi phải được lau khô sạch sẽ và không bị ướt.

Bạn cũng không nên để nồi nhôm trên bếp quá lâu mà không có thức ăn hoặc là nước ở bên trong.

Sau khi đun, hấp thức ăn với nồi nhôm, bạn không nên đổ ngay nước lạnh vào để ngâm nồi vì điều đó sẽ dễ làm nồi nhôm bị biến dạng.

Không nên dùng nồi nhôm để chứa bột mì vì nó sẽ tạo thành những vết đốm và rỗ trên mặt nồi trông rất mất thẩm mỹ.

Để giữ cho nồi nhôm luôn sáng bóng và không xỉn màu, bạn cho vỏ quả táo vào trong và đổ nước xâm xấp lên đun khoảng 15 phút là nồi sáng lại.

Nồi nhôm là một người trợ thủ đắc lực cho mẹ nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Do đó, hãy lưu lại ngay những lưu ý trên để sử dụng nồi nhôm đúng cách và tốt cho sức khoẻ của cả nhà bạn nha!

Xem thêm

>> Làm sạch đáy nồi cơm điện giúp kéo dài tuổi thọ của nồi

>> Cách làm nồi chảo inox sáng bóng như mới

>> Cách làm sạch nồi sau khi nấu kẹo, thắng đường

Kinh nghiệm hay Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Người bị u xơ tử cung nên kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bài viết tiếp theo: Người bị bệnh dạ dày có ăn được ổi không? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao