• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì? Cần ăn uống thế nào khi mắc phải?

20/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khá phổ biến ngày nay. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu về nó và chế độ ăn uống khi mắc phải nhé.

Việc ăn uống như thế nào luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu cho những người bị mắc bệnh tiêu hóa nói chung và mắc bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. Hôm nay, Hanalab sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh trào ngược dạ dày cũng như chế độ ăn phù hợp cho người đang bị bệnh này nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
  • Vì sao bị trào ngược dạ dày thực quản?
  • Dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày?
  • Quy tắc ăn uống khi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Định nghĩa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi ăn uống, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để thức ăn được đưa xuống từ dạ dày đến thực quản, sau đó để ngăn cho thức ăn và dịch vị không bị trào ngược trở lại, cơ vòng sẽ tự động đóng kín. Vì thế, tình trạng dịch dạ dày (như thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản lại gọi là chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quảnĐịnh nghĩa trào ngược dạ dày thực quản

Tác hại bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trào ngược dạ dày thực quản thường không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên vẫn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

Các vấn đề về hô hấp: 1 lượng axit dạ dày tràn vào đường hô hấp có thể gây nghẹt mũi, khàn tiếng, viêm họng, viêm xoang, hen suyễn…

Các vấn đề về hô hấpCác vấn đề về hô hấp

Hẹp thực quản: Việc dịch dạ dày tràn lên thực quản nhiều, liên tục sẽ gây phù nề, tổn thương niêm mạc thực quản, kéo dài dẫn đến loét, hẹp thực quản, làm người bệnh đau, chảy máu, khó khăn khi nuốt, đặc biệt là đau phía sau xương ức khiến nôn ói khi ăn…

Hẹp thực quảnHẹp thực quản

Barrett thực quản: Thực quản Barrett có thể làm giảm các triệu chứng ợ nóng nhưng lại là tình trạng tiền ung thư, trong đó lớp niêm mạc thực quản thay đổi, gần giống với lớp lót ruột hơn.

Barrett thực quảnBarrett thực quản

Ung thư thực quản: Đây là biến chứng cuối cùng, thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và cực kỳ nguy hiểm. Ung thư thực quản gây ra nhiều đau đớn, chảy máu thực quản, người bệnh sút cân nặng, da sạm và xuất hiện nhiều vết nhăn.

Ung thư thực quảnUng thư thực quản

Vì sao bị trào ngược dạ dày thực quản?

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản nằm trong 2 cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Ta có thể hình dung, cơ thắt thực quản là nắp của “chiếc thùng” dạ dày, khi thùng quá đầy nhưng nắp thì lại yếu thì trào ngược sẽ xảy ra, cụ thể hơn là bởi những nguyên nhân sau:

Lạm dụng thuốc Tây

Cholecystokinine, glucagon, aspirin, và các loại thuốc huyết áp…sẽ có một số tác dụng phụ, trong đó có làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, lâu dần có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược hay viêm dạ dày…

Lạm dụng thuốc TâyLạm dụng thuốc Tây

Căng thẳng, stress

Theo các chuyên gia, căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn chức năng tiêu hóa, khi kéo dài có thể khiến acid dịch vị điều tiết quá mức, quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh, khiến cơ tâm vị mở rộng dẫn đến chứng trào ngược…

Căng thẳng, stressCăng thẳng, stress

Biến chứng bệnh lý dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày,… có thể gây tổn thương dạ dày và khiến cơ tâm vị bị rối loạn, đồng thời cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Biến chứng bệnh lý dạ dàyBiến chứng bệnh lý dạ dày

Thói quen sinh hoạt, ăn uống

Việc dùng các chất kích thích, gây nghiện nhiều như cafein, rượu, thuốc lá,… hay thói quen ăn quá no, ăn liên tục nhiều thực phẩm khó tiêu như nước ngọt, đồ ăn nhanh, trứng,… cũng khiến cho cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, làm quá tải acid trong dạ dày, gây ra chứng trào ngược nguy hiểm trên.

Thói quen sinh hoạt, ăn uốngThói quen sinh hoạt, ăn uống

Thừa cân, béo phì

Việc cân nặng tăng không kiểm soát có thể gây sự tăng áp lực ở vùng bụng, từ đó tăng áp lực lên dạ dày, làm thay đổi áp lực vùng tâm vị dạ dày thực quản, tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn.

Thừa cân, béo phìThừa cân, béo phì

Mang thai

Có rất nhiều giải thích cho việc các mẹ bầu dễ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày như: Sự phát triển của thai nhi, nhiễm vi khuẩn Hp, thay đổi hormone… hoặc cũng có thể do thói quen hay mặc quần áo chật, thường bị stress và căng thẳng kéo dài….

Mang thaiMang thai

Dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày?

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm, dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ hơi. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường bị ợ nóng, là cảm giác nóng rát từ dạ dày dưới xương ức lan lên cổ hoặc ợ chua, để lại vì chua khó chịu trong miệng.

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chuaỢ hơi, ợ nóng, ợ chua

Buồn nôn, nôn

Khi axit dạ dày bị trào ngược vào họng hoặc miệng, họng và miệng sẽ bị kích thích, gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này thường xảy ra nặng nhất vào ban đêm do ảnh hưởng của tư thế ngủ và đây cũng là lúc hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ.

Buồn nôn, nônBuồn nôn, nôn

Đau tức ngực thượng vị

Đau tức ngực thượng vị là cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân là do các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích bởi việc axit trào ngược lên, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Lưu ý
Thông thường đau tức ngực thường vị sẽ kèm theo hiện tượng buồn nôn. Bạn nên tránh nhầm lẫn với việc đau ngực do các bệnh về tim mạch, bệnh phổi…

Đau tức ngực thượng vịĐau tức ngực thượng vị

Khó nuốt

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường cảm thấy khó nuốt hay vướng ở cổ. Nguyên nhân là do khi bệnh trở biến nặng, bệnh sẽ gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản.

Khó nuốtKhó nuốt

Khàn giọng và ho

Dây thanh quản khi tiếp xúc với dịch axit quá lâu thì sẽ bị tổn thương, gây phù nề, khó nói và lâu dần sẽ thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

Khàn giọng và hoKhàn giọng và ho

Miệng tiết nhiều nước bọt

Người mắc bệnh trào ngược thường sẽ gặp hiện tượng này vì khi lượng axit dạ dày trào ngược lên trên, cơ thể sẽ tự động thiết lập cơ chế bảo vệ bằng cách tiết nhiều nước bọt để trung hòa bớt lượng axit ấy.

Miệng tiết nhiều nước bọtMiệng tiết nhiều nước bọt

Quy tắc ăn uống khi bị trào ngược dạ dày

Như đã nói ở trên, việc ăn uống thế nào sẽ tác động rất lớn đến việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên tham khảo một số chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, khoa học sau để giảm tần suất trào ngược đáng kể:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để được ăn thường xuyên hơn, cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn những loại thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit dạ dày như các món chứa tinh bột (bánh mì, yến mạch) hoặc đạm dễ tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích việc tiết axit hay cơ thắt dưới thực quản như trái cây chứa nhiều axit (chanh, cam, dứa,…), các sản phẩm từ sữa, món cay nóng và nhiều chất béo.
  • Giữ cân nặng hợp lý, không nằm hoặc lao động nặng ngay sau khi ăn.

Quy tắc ăn uống hợp lý khi bị trào ngược dạ dàyQuy tắc ăn uống hợp lý khi bị trào ngược dạ dày

Tham khảo thêm: Tổng hợp mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm được 1 số thông tin cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách ăn uống thế nào cho hợp lý khi mắc phải căn bệnh này. Hanalab xin chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và có những chế độ ăn ngon miệng, phù hợp và dinh dưỡng nhé!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Bị bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe?
Bài viết tiếp theo: Bệnh nhân bị tái nhiễm Covid-19 có nguy hiểm không? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao