• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là biểu hiện bệnh gì?

13/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng rất thường gặp. Cùng Hanalab tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề này trong bài viết hôm nay!

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng hầu như xảy ra rất phổ biến. Tuy vậy, không phải ba mẹ nào cũng nắm được nguyên do và cách phòng ngừa cũng như chữa trị cho bé. Cùng Hanalab tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay.

Mục Lục Bài Viết

  • Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là do đâu?
  •  Cách điều trị mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là do đâu?

Hạt trắng hay mụn trắng trong miệng của trẻ thường xuất hiện ở vùng lưỡi, nướu, mặt trong má và môi, niêm mạc miệng với những triệu chứng như có nốt chấm màu trắng, mụn nước.

Thông thường, các nốt mụn này vỡ sẽ gây ra những vết loét nhỏ làm trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Nếu ba mẹ không có phương pháp chăm sóc cũng như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cho con thì những vết loét này sẽ lâu lành, nguy cơ viêm nhiễm cao.

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là do đâu?Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là do đâu?

Các nguyên nhân khi trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng là:

  • Mụn trắng trong miệng bé có thể là do cặn sữa mẹ đọng lại trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh.
  • Do trẻ dùng nhiều kháng sinh nên hệ vi khuẩn bên trong cơ thể bị rối loạn khiến các nốt trắng mọc ở miệng.
  • Một số trường hợp miệng hay nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do bệnh nấm miệng hay nhiễm trùng nấm Candida Albicans gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Răng miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nên viêm nhiễm. Đặc biệt là đối với những bé bú bình nhưng núm vú lại không được làm sạch và khử trùng thật kỹ.
  • Bệnh chân tay miệng: Trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng cũng có thể là triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mụn trắng sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí hơn, như tay chân chứ không riêng ở khoang miệng.
  • Nếu mẹ đang dùng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng axit, steroid, bị dị ứng, stress hoặc thường xuyên ăn đồ ngọt,… cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm và lây sang cho con khiến trẻ xuất hiện các mụn trắng trong miệng.

Tình trạng này nhìn chung khá lành tính và sẽ nhanh hết nếu được phát hiện và xử lý sớm. Ngược lại nếu chậm trễ hay chữa trị sai cách sẽ khiến các vết loét lây sang khắp vòm họng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc và dẫn tới biếng ăn, bỏ bữa, sụt cân. Thậm chí, những vết loét lan xuống thanh quản và họng, phổi hoặc dạ dày.

Chính vì thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường trong khoang miệng của bé, các mẹ nên nhanh chóng đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tình trạng này nhìn chung khá lành tính và sẽ nhanh hết nếu được phát hiện và xử lý sớm.Tình trạng này nhìn chung khá lành tính và sẽ nhanh hết nếu được phát hiện và xử lý sớm.

 Cách điều trị mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh

Nếu trường hợp nốt mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ là cặn sữa mẹ hoặc nhiệt miệng thông thường thì sẽ không quá nguy hiểm, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu nổi hạt trắng trong miệng kèm theo các dấu hiệu đau, khó chịu thì bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Khi phát hiện các nốt mụn trắng ở trong khoang miệng của con, việc đầu tiên các mẹ nên làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, mẹ nên rơ lưỡi (trẻ sơ sinh) và đánh răng (trẻ lớn) cho con đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Giặt sạch sẽ quần áo cho con, vệ sinh núm vú, đồ chơi và những vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng mụn trắng trong miệng.
  • Cho trẻ ăn những loại thực phẩm lỏng như cháo, súp, có tính mát để không làm trẻ thấy khó chịu.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, mặn hoặc nóng vì sẽ khiến các vết loét đau, dễ viêm nhiễm nhiều và rất khó lành.
  • Nếu trẻ nhỏ thì tích cực cho con bú sữa mẹ, sữa công thức, với trẻ lớn hơn thì cho con uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả.

Cách điều trị mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinhCách điều trị mụn trắng trong miệng trẻ sơ sinh

Khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng, việc thực hiện những cách chăm sóc khoa học tại nhà là điều rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc con hiệu quả.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị nổi hạt trắng trong miệng mà Hanalab đã tổng hợp. Tham khảo thêm các bài viết tiếp theo từ Hanalab để có cách chăm sóc bé thích hợp nhé!

Nguồn: Vinmec

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Bị đắng miệng là bệnh gì? Cách giảm đắng miệng hiệu quả tại nhà
Bài viết tiếp theo: Miệng chua là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục miệng chua »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao