• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Triệu chúng và nguyên nhân của bệnh lồng ruột cấp ở trẻ

21/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Trẻ em rất thường hay mắc phải tai biến lồng ruột, nhất là các trẻ đang bú mẹ. Các phụ huynh nên nắm được các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ để sớm đưa trẻ đi cấp cứu, can thiệp kịp thời nhé!

Lồng ruột diễn ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Bệnh có thể gặp ở rất cả các độ tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở trẻ thuộc độ tuổi 4 – 9 tháng.

Lồng ruột khá nguy hiểm khi sau 48 giờ sẽ làm 2,5% khối lồng ruột bị hoại tử và 80% sau 72 giờ bị lồng ruột. Các phụ huynh hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng mắc bệnh lồng ruột cấp ở trẻ nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ
  • Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột
  • Cách phòng ngừa lồng ruột ở trẻ

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻCác triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Lưu ý: Khi gặp các triệu chứng sau phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Các triệu chứng lồng ruột ở trẻ thường hay gặp phải là:

  • Trẻ đang sinh hoạt bình thường thì đột nhiên đau bụng dữ dội, trẻ khóc thét, không chịu ăn, bỏ bú.
  • Trẻ có thể sẽ trở lại bình thường, nhưng cơn đau sẽ trở lại ngay, cách nhau cỡ vài ba phút.
  • Sau đó, trẻ sẽ nôn ót mất kiểm soát, lúc đầu sẽ nôn ra dịch trắng và chuyển sang vàng hoặc màu xanh.
  • Sau đó 5 đến 6 tiếng thì trẻ sẽ đi tiêu ra máu, rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ.
  • Sờ vào bụng trẻ có thể thấy khối ruột lồng như một đoạn dồi.
  • Sau 24 giờ, trẻ sẽ liên tục nôn ói, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, bụng chướng dần lên, thở gấp nông, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng, có các biểu hiện của nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốc do mất nước hoặc sốc nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột

Nguyên nhân trẻ bị lồng ruộtNguyên nhân trẻ bị lồng ruột

Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh lồng ruột là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tự phát, và nguyên nhân tự phát chiếm khoảng 75-90% số ca lồng ruột. Nếu lồng ruột không tìm thấy nguyên nhẫn rõ ràng thì sẽ gọi là lồng ruột vô căn hay lồng ruột tự phát. Trẻ bị lồng ruột có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị mắc các bệnh như u máu trong lòng ruột, hoặc các u ác tính.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Trẻ bị thay đổi sữa đột ngột làm cho nhu động ruột bất ngờ bị biến đổi, dễ gây ra bệnh lồng ruột.

Cách phòng ngừa lồng ruột ở trẻ

Cách phòng ngừa lồng ruột ở trẻCách phòng ngừa lồng ruột ở trẻ

Hiện tại, do chưa thể xác định rõ nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ nên hiện không có các cách phòng chống bệnh này ở trẻ. Vì vậy phụ huynh tốt nhất là nên nắm rõ các triệu chứng lồng ruột ở trẻ để phát hiện sớm và tránh các biến chứng do bệnh gây ra.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị lồng ruột có thể kể đến như: Tháo lồng bằng thụt Baryt đại tràng, tháo lồng bằng thụt nước muối sinh lý vào đại tràng, phẫu thuật tháo lồng bằng tay, phẫu thuật cắt nối ruột,…

Trên đây là dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị lồng ruột mà Hanalab muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống, Vinmec tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em
Bài viết tiếp theo: 5 loại thực phẩm chị em nên bổ sung ngay, không chỉ tăng đề kháng mà còn ngăn ngừa bệnh phụ khoa »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao