• Xét Nghiệm
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Blog
  • Thị Trường
  • Toplist

Hanalab

Xương rồng lê gai là gì? Bài thuốc hay từ xương rồng lê gai

12/02/2023 by Hanalab Leave a Comment

Xương rồng không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp mà còn là bài thuốc dân gian chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Để biết thêm về công dụng của cây xương rồng hãy cùng Hanalab xem bài viết dưới đây.

Mục Lục Bài Viết

  • Xương rồng lê gai là cây gì?
  • Tác dụng của xương rồng lê gai
  • Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng
  • Cách chế biến xương rồng lê gai
  • Tác dụng phụ khi sử dụng xương rồng

Xương rồng lê gai là cây gì?

Xương rồng lê gai là cây gì?

Xương rồng lê gai là loài xương rồng có nguồn gốc từ Mexico, thân lớn hoa màu vàng tươi, quả tròn tím. Hiện nay xương rồng lê gai đang là loại thực phẩm được nhiều người quan tâm, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đây là siêu thực phẩm giúp bạn khỏe mạnh từ bên trong.

Xương rồng lê gai hiện là loại thực phẩm được ưa chuộng, với hương vị lạ miệng với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết sức khỏe như sắt, vitamin B, C.

Tác dụng của xương rồng lê gai

Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – chuyên ngành Nội tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn và có độc. Trong đó:

Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng.

Lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ.

Nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa.

Nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng.

Ở Ấn Độ, nhựa cây, vỏ rễ cây xương rồng có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng.

cây xương rồng có vị đắng, tính hàn và có độc.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

Trị đau lưng

Xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn. Opunitia là loại xương rồng có hình giống tai con thỏ hay xương rồng ba cạnh (xương rồng ba chia).

Opunitia là loại xương rồng có hình giống tai con thỏ hay xương rồng ba cạnh

Điều trị bệnh tiểu đường

Cây xương rồng Lê Gai – một loại xương rồng họ Opunitia có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Bạn có thể dùng 500g xương rồng nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.

Cây xương rồng Lê Gai - một loại xương rồng họ Opunitia có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Chữa sốt

Chúng ta có thể sử dụng nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

Xương rồng có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt

Chữa đau răng

Hái cành xương rồng rồi bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm sau đó giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Đặt vào chỗ răng đau ngậm chặt miệng lại. Để 5 – 10 phút rồi nhổ ra, xúc miệng thật sạch. Thực hiện từ 3 – 4 ngày.

Lưu ý:Không được nuốt vì có thể gây tiêu chảy.

Xương rồng có công dụng chữa đau răng

Chữa mụn nhọt, nhọt đầu đinh

Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.

Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh rất hiệu quả.

Xương rồng có thể trị mụn hay nhọt đầu đinh rất hiệu quả.

Các bài thuốc trên là giải pháp cho các vấn đề về sức khỏe mà bạn có thể gặp phải. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ y khoa để được tư vấn tốt hơn về cách điều trị.

Cách chế biến xương rồng lê gai

Cách dùng lá xương rồng

Cách dùng lá xương rồng

Chọn những lá xương rồng xanh ngon, không bị dập nát.

Đeo bao tay, dùng dao cắt bỏ những gai nhọn của lá xương rồng. Rửa sạch bụi bặm và nhựa xương rồng dưới vòi nước.

Cắt nhỏ tùy vào món ăn bạn chế biến. Lưu ý: nên đeo bao tay trong suốt quá trình sơ chế xương rồng để trành gai nhỏ đâm vào tay.

Chế biến:

Xương rồng có thể chế biến bằng phương pháp luộc hoặc nướng là ngon nhất.

Với phương pháp luộc: Nên luộc đi luộc lại 2 – 3 lần, thay nước để hết nhựa xương rồng. Sau khi luộc, rửa sạch lại với nước để chế biến các món ăn khác.

Nếu mang xương rồng đi nướng: Nên kết hợp với muối ăn, gia vị trước khi đem nướng, nướng đến khi xương rồng mềm và chuyển màu nâu là ăn được.

Cách dùng trái xương rồng

Cách dùng trái xương rồng

Quá xương rồng chín có màu đỏ cam hoặc tím, phần thịt bên trong gần giống thịt quả thanh long. Những quá có phần thịt màu tím sẽ ngọt hơn màu đỏ, cam.

Quả xương rồng mua về rửa sạch dưới vòi nước, sau đó cắt mũi cau, lấy thịt bỏ vỏ

Chế biến:

Quả xương rồng có thể ăn tươi, làm mứt, thạch, kem… tùy thích, bạn có thể ăn cả thịt và hạt. Vị quả xương rồng gần giống với kiwi nhưng ko chua bằng.

Tác dụng phụ khi sử dụng xương rồng

Tác dụng phụ khi sử dụng xương rồng

Xương rồng là loại thực phẩm có tính mát, nên khi sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, nhức đầu… khi gặp những tác dụng phụ này, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.

Phụ nữ có thai, đang cho con bú, đang sử dụng thuốc: nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Người đang điều trị tiểu đường, vừa phẫu thuật xong nên lưu ý trước khi sử dụng, vì xương rồng có thể tác động đến đường huyết.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về cà gai leo – tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe con người.

Nguồn: hellobacsi

Hanalab

Bài viết liên quan

Tham khảo và áp dụng các cách khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
Thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
Phương pháp thở Buteyko
6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng

Filed Under: Blog

Bài viết trước: « 5 cách gội đầu bằng vitamin E giúp tóc luôn suôn mượt và bồng bềnh
Bài viết tiếp theo: Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ghẻ »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Nguy cơ nhiễm bệnh từ thói quen ngâm bát đĩa ở bồn rửa sau ăn
  • Cảnh báo nguy hiểm khi ngừng thuốc đột ngột do thấy bệnh thuyên giảm
  • 6 bài tập hít thở không nên bỏ qua dành cho người bệnh hen suyễn nặng
  • Người bị bệnh gút có nên ăn thịt bò, thịt heo?
  • Các bài thuốc từ Bạch quả chữa bệnh hiệu quả
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
  • 5 đồ uống tốt cho người bệnh cúm A cần bổ sung
  • Tác dụng chữa bệnh ít người biết của đậu cô ve
  • Cách tận dụng hoa đào, hoa mai nở ngày Tết để chữa bệnh, làm đẹp
  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng: Cách điều trị và phòng tránh
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em
  • Uống cà phê giúp bạn ngăn ngừa ba căn bệnh nguy hiểm!
  • Cây cúc tần là gì? Công dùng, các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
  • Những thực phẩm mà bệnh nhân có tiền sử ung thư vú nên tránh
  • Cách khử trùng các vật dụng trong nhà để phòng chống virus, vi khuẩn gây bệnh

Chuyên mục

  • Blog
  • Dinh Dưỡng
  • Giải Ngố Y Khoa
  • Kiến Thức Y Khoa
  • Phụ Khoa
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Xét Nghiệm

Copyright © 2023 · Hanalab - Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa Chất Lượng Cao